Neil
Armstrong năm 1969. Ảnh: AP |
Tôi biết về
Neil Armstrong khi còn đang học cấp 3 ở nơi sơ tán. Hồi đó các phương
tiện truyền thông còn ít ỏi và do tuổi đời còn nhỏ nên sự hiểu
biết của tôi bị hạn chế. Tôi còn nhớ, mặc dù trong bối cảnh sôi sục
chống Mỹ, nhưng tin về nhà du hành vũ trụ Mỹ Armstrong cùng đoàn phi
hành trên con tàu Apolo 11 đã hoàn thành sứ mệnh lần đầu tiên đặt chân
lên Mặt trăng được rất nhiều người biết và bàn tán rôm rả. Thực sự
đó là một kỳ tích của nhân loại.
Tôi cũng còn nhớ hình ảnh dấu
chân trên đó của Armstrong mà báo chí đăng tải. Lúc đó tôi không biết
giữa Liên Xô và Mỹ, ai giỏi hơn ai về lĩnh vực này, về ý nghĩa của
việc đặt chân lên mảnh đất của Chị Hằng. Chỉ biết về Mặt trăng qua
câu ca:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Dấu chân nổi tiếng của Armstrong trên Mặt trăng
Sơ lược về sự nghiệp du hành vũ
trụ của Neil Armstrong
Neil Armstrong từng điều khiển máy bay phản lực trong Chiến tranh Triều
Tiên vào những năm 1950 và tham gia chương trình không gian của Mỹ vào năm
1962.
Chuyến
bay đầu tiên vào vũ trụ của Armstrong là
trên tàu Gemini 8 năm 1966. Với chuyến bay này ông trở thành công dân Mỹ đầu
tiên bay vào vũ trụ cùng với phi công David Scott.
Chuyến bay thứ hai và cũng là cuối
cùng, Armstrong chỉ huy tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins hạ cánh xuống Mặt
trăng ngày 20/7/1969 trước sự chứng
kiến của hơn 500 triệu khán giả xem truyền hình trên toàn thế giới. Tại thời khắc lịch
sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt trăng và dành 2,5 giờ khám
phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command. Họ đã tìm hiểu trên bề mặt Mặt trăng,
thu thập các mẫu đá, cắm cờ Mỹ, chụp ảnh và thậm chí đã nói chuyện với Tổng
thống Mỹ Richard Nixon qua điện thoại.
Nhà du
hành vũ trụ Neil Armstrong (trái) và Buzz Aldrin (phải) cắm lá cờ Mỹ khi đặt
chân lên Mặt trăng
Khi
đặt chân lên Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước đi nhỏ bé
của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại" ("That's
one small step for a man, one giant leap for mankind").
"Khung cảnh chỉ đơn giản là tuyệt vời, vượt qua bất
cứ hình ảnh nào mà tôi từng thấy trước đó," ông từng nói khi miêu tả về
Mặt Trăng.
Chuyến đi của tàu Apollo 11 đã tạo cảm hứng cho các thế
hệ khoa học gia và nhà du hành sau này tiếp tục những chuyến thám hiểm vào
không gian, mà gần nhất là sứ mệnh đáp
xuống sao Hỏa của tàu Curiosity.
Thật
sự khâm phục khi biết các nhà du hành vũ trụ đó đã chấp nhận rủi ro. Theo
dự kiến, nếu nỗ lực rời khỏi mặt trăng thất bại, Trung tâm điều khiển chuyến
bay (Trung tâm vũ trụ Kenedy) sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và hai
phi hành gia sẽ ở lại mãi mãi với Chị Hằng. Một trợ lý của Tổng
thống Mỹ Richard Nixon lúc đó đã chuẩn bị bài phát biểu với tựa đề: “Thảm họa
Mặt trăng”. Bài bắt đầu bằng câu: “Số phận đã quyết định rằng những người thám
hiểm Mặt trăng yên nghỉ vĩnh viễn trên đó trong thanh bình”. Thật may, cả 3
phi hành gia đã trở về trái đất an toàn, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại về
con người chinh phục vũ trụ.
Các
nhà du hành vũ trụ được chào đón sau khi trở về từ Mặt trăng vào ngày 14/8/1969
tại Manhattan
Năm 1971, ông rời khỏi Cơ quan không gian Mỹ NASA để dạy kỹ thuật hàng
không vũ trụ tại Đại
học Cincinnati trong gần một thập niên và làm quản lý ở nhiều công ty như Lear
Jet, United Airlines và Marathon Oil.
Phi hành gia
Neil Armstrong qua đời
Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại Wapakoneta, Ohio, Mỹ. Chỉ
2 ngày sau sinh nhật của mình vừa rồi, Armstrong phải trải qua ca phẫu
thuật liên quan tới bệnh tim bị nghẽn động mạch vành. Ông mất ngày 25/8.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng ngày, đã bày tỏ sự chia
buồn sâu sắc trước sự ra đi của nhà du hành vũ trụ đồng thời ca ngợi ông là một
trong những anh hùng vĩ đại nhất của nước Mỹ, người đã truyền nguồn cảm hứng
cho cả một thế hệ khát vọng vươn tới các vì sao.
Các
thành viên phi hành đoàn Apolo 11 chụp hình với TT Mỹ Barack Obama trong dịp kỷ
niệm 40 năm đặt chân lên Mặt trăng.
Armstrong đã thực hiện chuyến bay đầu
tiên khi mới 6 tuổi cùng với cha của mình và niềm đam mê chinh phục bầu trời
của ông cũng được hình thành từ đó.
Ông từng điều khiển máy bay phản lực
trong Chiến tranh Triều Tiên vào những năm 1950 và tham gia chương trình không
gian của Mỹ vào năm 1962.
Trong một bài phát biểu, gia đình Neil
Armstrong đã ca ngợi ông như "một anh hùng Mỹ bất đắc dĩ" người đã
"phục vụ quốc gia một cách đầy tự hào, khi là một phi công lái chiến đấu
cơ của hải quân, một phi công thử nghiệm và nhà du hành vũ trụ".
Lược trích cảm xúc của các còm
sỹ báo Người lao động:
Xuân Thời: Từ nhỏ, tôi đã mê cuốn "Lên trăng" và những mẫu
giai thoại của Armstrong... Một con người Vĩ Đại trong phong cách và minh chứng
cho nền giáo dục đạo đức. Vĩnh biệt Người Hùng của riêng tôi.
Tèo: Dù rất nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng Armstrong rất
khiêm tốn. Sau khi hoàn thành sứ mạng Apolo11 ông rời Nasa và rất hiếm khi
người ta thấy ông phát biểu với truyền thông dù không ít lần người ta đề nghị
được phỏng vấn ông với số tiền rất lớn. Đây là một người hùng và một nhân cách
lớn.
Trần Tuấn (Florida, USA): Tôi vẫn nhớ mãi quyển tập tôi học từ bé, trang bìa là tàu
Apollo 11 và quyển khác là một người đi trên Mặt trăng cầm lá cờ Mỹ, sau này
tôi mới biết ông là Armstrong – một người Mỹ. Kính cẩn nghiêng mình với nhà
khoa học đã vì sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại!
vu khắc xướng: Cuối năm 1969 tôi được xem trưng bày một mẫu đá Mặt trăng
do Appolo 11 đem về tại Sài Gòn. Rất cảm xúc khi thấy Mặt trăng gần chúng ta
hơn.
Nụ
cười sẽ khiến thế giới nhớ mãi về ông như "một trong những anh hùng vĩ đại
nhất của nước Mỹ".
Xem video clip về Cuộc đổ bộ lịch sử của NeilArmstrong và Edwin "Buzz" Aldrin lên mặt trăng.
Nguồn:
Sầm Hoa (theo BBC) - vietnamnet.vn, Bằng Vy (theo Reuters, Wall Street Journal)
- nld.com.vn, NBC News, vi.wikipedia.org,
channelnewsasia.com, The Verge, AFP/de,
3CANG
26/8/2012