NV Mạc Ngôn. Ảnh: Internet. |
Nhà văn Mạc
Ngôn là người thứ 109 nhận giải thưởng danh giá Nobel Văn học. Năm ngoái giải
thưởng này được trao cho nhà thơ Thụy Điển Tomas Transtroemer.
Với giải thưởng
chỉ trao cho những nhà văn còn sống này, ông sẽ được Quỹ Nobel trao cho số tiền
tương đương 1,2 triệu USD.
Mạc Ngôn tên
thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung
Quốc.
Ông đã xuất bản
11 tiểu thuyết, 20 truyện dài, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký,
phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm.
Hầu hết các tác
phẩm của Mạc Ngôn đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức,
Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam..., đều có sức ảnh hưởng
lớn trong và ngoài nước.
Bạn đọc Việt
Nam đã quá quen thuộc văn phong của nhà văn Mạc Ngôn qua hàng loạt tác phẩm
tiêu biểu: Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương
đỏ, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Thập tam bộ, Sống đọa thác
đày, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt,
Bạch miên hoa, Trâu thiến, Ếch... Ông cũng nhận nhiều giải thưởng văn
học Trung Quốc và thế giới.
“Thông qua việc
pha trộn ảo tưởng và hiện thực, lịch sử và tương lai, Mạc Ngôn đã tạo ra một
thế giới mà gợi nhớ người đọc đến sự phức tạp của cuộc sống, được thể hiện
trong các tác phẩm của tiểu thuyết gia lừng danh người Mỹ William Faulkner
(từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1949) và nhà văn Columbia Gabriel Garcia
Marquez (giải Nobel Văn học năm 1982)”, Ban giám khảo Ủy ban Nobel nhận xét.
Trong các tác
phẩm của mình Mạc Ngôn đã viết nhiều về kinh nghiệm thời trẻ và bối cảnh
quê hương, nơi sinh thành của ông.
Với ngòi bút
chủ nghĩa phê phán xã hội, ông được xem là một trong những nhà văn đương đại
lỗi lạc nhất ở Trung Quốc.
Theo Ủy ban
Nobel, giải Nobel Văn học đã được trao 104 lần cho 108 người (1901 - 2011),
ngoại trừ những năm 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942, và 1943 là
không có bất kỳ một tác phẩm, tác giả nào được trao.
Đến nay,
không ai được trao giải Nobel Văn học hai lần, và có hai người từ chối nhận
giải Nobel Văn học.
Tác giả người
Anh Doris Lessing trở thành người đoạt giải Nobel Văn học cao tuổi nhất. Bà
đoạt giải ở tuổi 87 vào năm 2007. Bà Lessing từng cho rằng giải Nobel là
“một thảm họa” vì khiến bà không còn thời gian để viết sách.
Cho đến ngày
10.10, người đoạt giải Nobel Văn học trẻ tuổi nhất là nhà văn người Anh
Rudyard Kipling. Ông nổi tiếng với cuốn The Jungle Book,
đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1907, khi ông 42 tuổi.
|
3CANG tổng hợp (theo dantri.com.vn, thanhnien.com.vn)