Ảnh: AFP |
Giải
thưởng bất ngờ đến vào thời điểm liên minh gồm 27 thành viên đang đối mặt với
thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên khi rạn nứt phát sinh giữa phương nam
chìm ngập trong nợ nần và phương bắc thịnh vượng song miễn cưỡng chìa bàn tay
giúp đỡ.
Tuy
nhiên, sự thành lập của tổ chức này được công nhận là giúp mang lại hòa bình và
ổn định cho một lục địa bị tàn phá bởi chiến tranh bằng cách gắn kết hai đối
thủ truyền kiếp Pháp và Đức.
“Trong
hơn 70 năm, Đức và Pháp đã trải qua ba cuộc chiến tranh. Ngày nay, chiến tranh
giữa Đức và Pháp là chuyện không thể hình dung. Điều đó thể hiện cách các kẻ
thù trong lịch sử có thể trở thành đối tác gần gũi thông qua những nỗ lực có
mục đích rõ ràng và bằng cách xây dựng lòng tin song phương”, Chủ tịch Ủy ban
Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland nói trong thông báo.
Bất
chấp những khó khăn mới đây, EU đã trở thành thị trường chung lớn nhất thế
giới, cho phép hàng hóa, cư dân và đồng vốn lưu thông tự do.
Trong
những năm qua, khối này đã tập hợp được 27 quốc gia vốn vẫn còn ở hai phía của
“Bức màn sắt” chia rẽ Đông Âu và Tây Âu cách đây không quá lâu.
Ông
Jagland cũng ca ngợi việc EU kết nạp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sau khi
các chế độ độc tài ở những nước này sụp đổ vào thập niên 1970.
Ông
nói nỗ lực hòa giải của EU giờ đây đã lan đến các nước Balkan và nhắc đến việc
Croatia chuẩn bị gia nhập khối này vào năm sau.
Có
một điều thú vị là Na Uy, quê hương của giải Nobel Hòa bình, lại không phải là
thành viên của EU và 3/4 dân số của họ phản đối việc gia nhập liên minh này,
theo một cuộc thăm dò gần đây.
Hiện
không rõ ai sẽ là người đại diện EU nhận giải Nobel Hòa bình song giải
thưởng bao gồm một giấy chứng nhận, một huy chương vàng và 8 triệu krona
của Thụy Điển (1,2 triệu USD; 930.940 euro) sẽ được trao tại một buổi lễ ở thủ
đô Oslo của Na Uy vào ngày 10.12.
Theo
tính toán vui của nhà báo David Munk thuộc tờ Telegraph, mỗi công
dân của EU sẽ được chia 0,19 euro nếu giải thưởng được chia đều cho mỗi người.
Những nhân vật, tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình trong 15 năm qua
2012: Liên minh châu Âu
2011: Ellen Johnson Sirleaf và Leymah Gbowee (Liberia), Tawakkul Karman
(Yemen)
2010: Lưu Hiểu Ba (Trung Quốc)
2009: Barack Obama (Mỹ)
2008: Martti Ahtisaari (Phần Lan)
2007: Al Gore (Mỹ) và Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên
Hiệp Quốc
2006: Muhammad Yunus (Bangladesh) và Ngân hàng Grameen
2005: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Mohamed ElBaradei (Ai Cập)
2004: Wangari Maathai (Kenya)
2003: Shirin Ebadi (Iran)
2002: Jimmy Carter (Mỹ)
2001: Kofi Annan (Ghana) và Liên Hiệp Quốc
2000: Kim Dae Jung (Hàn Quốc)
1999: Medecins Sans Frontieres (Bác sĩ không biên giới)
1998: John Hume và David Trimble (Bắc Ireland)
|
Lược trích bài của Sơn Duân - thanhnien.com.vn