Trang

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Sự huyền thoại của bộ phim "Bố già"


Theo tạp chí Time đánh giá, "Bố già" là bộ phim đạt được tất cả những đỉnh cao cần có trong một bộ phim truyền hình cũng như điện ảnh.
Bố già (The Godfather Trilogy: 1901-1980) là bộ phim hình sự sản xuất năm 1992 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo, do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim xoay quanh diễn biến của gia đình mafia gốc Ý Corleone trong khoảng thời gian 80 năm. 
Bộ phim có dàn diễn viên nổi tiếng gồm Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton - một trong những bộ phim có dàn diễn viên ấn tượng nhất trong lịch sử phim truyền hình Hoa Kỳ, với tất cả bốn diễn viên chính đều từng dành giải Oscar ở hạng mục diễn viên chính sách xuất sắc nhất.

Bố già Vito Corleone (Marlon Brando đóng) - Người đứng đầu gia đình mafia Corleone, bố của 4 người con: Sonny, Fredo, Michael và Connie.
Bố già được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử phim điện ảnh lẫn phim truyền hình, luôn đứng ở các vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng uy tín. Bố già - bộ phim điện ảnh còn được bình chọn ở vị trí thứ 2 trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ, đồng thời đạt được rất nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải Oscar, giải Quả cầu vàng, giải Grammy...
Phim truyền hình Bố già (The Godfather Trilogy: 1901-1980) tổng hợp nội dung của cả 3 bộ phim điện ảnh Bố già - phần I sản xuất năm 1972, phần II năm 1974 và phần III năm 1990. Dàn diễn viên chính trong phim truyền hình vẫn giữ nguyên như trong phim điện ảnh và được tạp chí Time đánh giá là một tác phẩm trung thành với nguyên bản văn học, thể hiện xuất sắc nội dung và tinh thần tác phẩm. Phim nhuốm màu đau thương nhưng thấm đẫm chất trữ tình, nhịp điệu thong thả và sâu lắng khiến Bố già đạt được tất cả những đỉnh cao cần có trong một bộ phim truyền hình cũng như điện ảnh.

Michael Corleone (Al Pacino đóng) - Con út của bố già, vừa giải ngũ sau Thế chiến II. Ban đầu, Michael căm ghét truyền thống mafia của gia đình.
Dù rằng trước Bố già đã có rất nhiều phim làm về đề tài găng-xtơ nhưng cách tiếp cận của đạo diễn Coppola được coi là tiên phong và riêng có. Trong phim, bộ phim thể hiện phần nào thái độ cảm thông, hướng ống kính nhân văn vào gia đình bố già Corleone, những mối quan hệ phức tạp, đa dạng trong thế giới ngầm, hoạt động mafia truyền thống truyền từ đời này sang đời khác trong một gia đình, cách khắc họa nhân vật - những kẻ tội phạm với chiều sâu tâm lý và những nét tính cách phong phú... là cách tiếp cận chưa từng có trước đây trong thể loại phim hình sự. Sự thành công củaBố già trên cả ba bình diện: nghệ thuật, phê bình và doanh thu đã mở ra cánh cửa cho hàng loạt những bộ phim hình sự khác khắc họa những nhân vật tội phạm dưới một góc nhìn mới.
Khái niệm về những tổ chức mafia duy trì một hình thức chuyên chế tập quyền với một bố già là người có uy tín, bảo vệ cho các phi vụ làm ăn của tay chân, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc duy trì cuộc sống cho đàn em đã trở nên phổ biến và trở thành một nét văn hóa thời thượng khi đó khiến người xem trầm trồ thán phục vì gia đình mafia Corleone được khắc họa chẳng khác gì một gia đình quý tộc hoàng gia.

Tom Hagen (Robert Duvall đóng) - Con nuôi của bố già đồng thời là luật sư của gia đình Corleone, cố vấn trung thành cho các hoạt động mafia của gia đình này.
Hình ảnh gia đình Corleone hoàn toàn đối lập với những gia đình mafia cỡ nhỏ luôn hoạt động rối rắm, không có trật tự, quy củ. Thường trong những bộ phim làm về đề tài găng-tơ trước đó, người ta chỉ được thấy thế giới tội phạm dưới góc nhìn hỗn loạn và vô tổ chức, yếu kém và dễ dàng bị khuất phục, chỉ đến khi Bố già ra đời nó mới tạo ra một tiền lệ trong phim hình sự.Bố già đã trở thành hình mẫu có sức ảnh hưởng sâu đậm, in dấu lên những tác phẩm điện ảnh và truyền hình sau này. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gia đình có “truyền thống” làm mafia với một ông trùm lớn thường được gọi với mỹ từ “Don” (Đức ông). Từ “Don” này lần đầu tiên được sử dụng và xuất hiện trong phim Bố già. Dưới bố già là một hệ thống tay chân làm việc chuyên nghiệp, răm rắp theo ý ông ta tựa một cỗ máy được thiết kế hoàn hảo.
Loạt phim điện ảnh và truyền hình Bố già đã tạo nên một sức ảnh hưởng sâu rộng đối với công chúng cũng như nền văn hóa đại chúng. Câu thoại của bố già Vito Corleone “I’m gonna make him an offer he can’t refuse” (Ta sẽ đưa ra một đề nghị mà hắn không thể chối từ) được bình chọn là câu thoại đáng nhớ thứ hai trong lịch sử phim ảnh 100 năm qua theo thống kê của Viện Phim Mỹ. Câu thoại này được nói ra khi ca sĩ nổi tiếng Johnny Fontane, con đỡ đầu của bố già Vito Corleone, tới đề nghị bố già giúp đỡ anh ta có được vai diễn trong một bộ phim Hollywood của đạo diễn Jack Woltz. Trước đó, vị đạo diễn này đã từ chối thẳng thừng Fontane. Don Corleone đã nói với Johnny: "Ta sẽ đưa ra một đề nghị mà hắn không thể chối từ".

Kay Adams (Diane Keaton đóng) - Bạn gái, vợ tương lai của Michael Corleone.
Hagen, một tay chân thân cận của bố già được cử tới California để thương lượng nhưng Woltz vẫn nói rằng không bao giờ giao vai cho Fontane. Sáng hôm sau khi Woltz thức dậy, ông ta thấy mình đang nằm cạnh cái đầu đầy máu của con ngựa quý mà mình đã giới thiệu với Hagen.
Sức ảnh hưởng của Bố già còn lan rộng trong cả nền văn hóa pop khi những tiếng lóng, những câu trích dẫn nổi tiếng, những hoạt cảnh ấn tượng, những câu châm biếm, chỉ trích xuất sắc liên tục được “nhại” lại trong cuộc sống đời thường và được “nhái” theo trong các tác phẩm phim về đề tài hình sự khác.
Phim điện ảnh Bố già từng được đề cử 9 giải Oscar và giành được 3 giải ở hạng mục phim hay nhất, diễn viên nam chính xuất sắc nhất và kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Ngoài ra, phim còn được đề cử 7 giải quả cầu vàng và giành được 5 giải. Bố già được đánh giá là tác phẩm sử dụng hiệu quả các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng tạo nên không gian kịch tính, gay cấn và bí ẩn trong từng cảnh phim.
Ban đầu, hãng phim Paramount sản xuất Bố già mà không hề đặt kỳ vọng nó sẽ trở thành một bộ phim bom tấn. Đạo diễn Francis Ford Coppola được hãng tìm tới sau khi hai đạo diễn khác đã từ chối vì cho rằng truyện phim không hấp dẫn. Vào thời điểm này, Coppola đang nợ hãng Warner Bros 400.000 đô la với vai trò là nhà sản xuất, vì vậy ông đành nhận lời làm Bố già để mau chóng có tiền trả nợ.
Trong quá trình làm phim, Coppola và hãng Paramount thường xuyên xích mích và đã có vài lần Coppola bị thay thế bằng đạo diễn khác. Paramount cho rằng Coppola đã làm vỡ kế hoạch, chậm tiến độ, thường xuyên để xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất, quá “ương ngạnh” trong khâu chọn diễn viên, chi tiêu nhiều khoản không cần thiết... Còn Coppola cũng phát biểu trước báo chí rằng ông thường xuyên bị hãng đe dọa sẽ thay thế bằng đạo diễn khác, tuy nhiên ông vẫn kiên quyết bảo vệ những quyết định của mình. Cuối cùng, Coppola đã chứng tỏ được rằng sự lựa chọn của ông là hoàn toàn chính xác.

Đạo diễn Francis Ford Coppola
Diễn viên do Coppola lựa chọn thực chất không làm vui lòng những người điều hành của hãng Paramount. Đầu tiên là việc ông chọn Marlon Brando cho vai bố già Don Vito Corleone. Paramount muốn mời Laurence Olivier vào vai này, vì vậy, lúc đầu hãng đã bác bỏ đề xuất của Coppola, sau đó Coppola đã phải thuyết phục giám đốc hãng rằng Brando sẽ nhận tiền cát-xê ít hơn, sẽ phải tham gia thử vai cùng các diễn viên khác và sẽ không được làm chậm tiến độ quay của đoàn (trước đó Brando hay làm chậm tiến độ quay phim)]. Cuối cùng, Brando đã chứng minh thành công rằng đạo diễn Coppola đã không nhầm khi đặt niềm tin nơi ông. Vai Vito Corleone được ông diễn rất đạt và Brando đã giành giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn này.
Ban đầu hãng Paramount dự định mời Robert Redford hoặc Ryan O'Neal đóng vai Michael Corleone nhưng Coppola muốn chọn một nam diễn viên không tên tuổi trông giống một thanh niên gốc Ý, cuối cùng ông tìm được Al Pacino. Pacino không nổi tiếng và hãng phim cho rằng anh không hợp với vai Michael vì chiều cao khiêm tốn. Pacino chỉ được tham gia thử vai này sau khi Coppola dọa bỏ vị trí đạo diễn. Rất nhiều diễn viên cùng tham gia thử vai Michael, nhưng người được chọn vẫn là Pacino.
Hồ Bích Ngọc tổng hợp - dantri.com.vn