Trang

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Гриша Перельман THIÊN TÀI TOÁN HỌC DỊ THƯỜNG

GIẢI THƯỞNG TOÁN HỌC CAO NHẤT
Nhà toán học Đức David Hilbert (1862 - 1943) là người đầu tiên đưa ra danh mục gồm 23 bài toán thiên niên kỷ vào ngày 8.9.1900, để các nhà toán học giải quyết trong thế kỷ XX, trong đó có bài toán Fermat đã 360 năm nay chưa ai tìm ra lời giải (năm 1994, nhà toán học Anh Endrew có đưa ra lời giải, nhưng rút cuộc lại là lời giải sai). Theo gương David Hilbert, nhiều nhà toán học đưa ra các bài toán khác để loài người giải trong thế kỷ XXI. 
Từ năm 2000, Viện Toán học tư nhân Clay thuộc Đại học Cambridge, Hoa Kỳ đã chọn ra bảy bài toán của thiên niên kỷ (trong đó có bài toán của Poincaré) và treo giải thưởng một triệu USD cho người nào giải được một trong bảy bài đó. Theo quy định của Hội đồng cố vấn khoa học của Viện Toán học Clay, lời giải phải được công bố trong một tạp chí khoa học có uy tín và quyết định tặng giải thưởng phải được cộng đồng các nhà toán học thông qua, nghĩa là trong vòng hai năm sau khi công bố, không ai có thể bác bỏ được lời giải ấy. Đặc biệt, vào thời điểm trao giải, người nhận giải phải chưa đầy 40 tuổi, tính từ đầu năm…
Năm 2002, lần đầu tiên, nhà toán học Nga Grigori (Grisha) Perelman 36 tuổi chính thức tuyên bố đã giải thành công bài toán do nhà toán học - vật lý học kiêm triết gia Pháp Jules Henri Poincaré đề xướng năm 1904. Anh đã giải được cả bài toán Thurston - một dạng tổng quát hơn, trong đó bài toán Poincaré chỉ là trường hợp cá biệt. Từ bấy đến nay, những bộ óc hàn lâm nhất thế giới đã tập trung rà soát, phân tích nhưng vẫn không tìm được một sai lầm nào của Perelman. 

Grisha Perelman trong lớp học của cô V. Berdova

Các chuyên gia cho rằng, lời giải bài toán Poincaré của G. Perelman là bước phát triển đột phá trong toán học, cho phép mô tả các quá trình vật lý vô cùng phức tạp trong không gian ba chiều và tạo ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển công nghệ máy tính topo. Thậm chí, nhờ phương pháp của G. Perelman, giờ đây chúng ta có thể tìm ra lời giải thích chính xác về ý nghĩa của thuyết phong thủy, nghĩa là bí quyết về tác động của các cấu hình vật thể lên không gian sinh tồn của con người. Phương pháp giải bài toán của Poincaré do G. Perelman đưa ra sẽ mở ra một hướng mới trong sự phát triển bộ môn hình học và topo học.
Lạ làm sao - nhà toán học kiệt xuất này lại luôn luôn dị ứng trước các giải thưởng dành cho mình. Hồi còn trẻ, 1996, anh đã từ chối nhận giải thưởng của Hiệp hội Toán học châu âu dành cho nhà toán học trẻ, và từ khi giải được bài toán Poincaré, những sự suy tôn và khen thưởng càng đưa anh đến những quyết định bất ngờ. Năm 2006, anh từ chối nhận Huy chương Fields, và gần đây nhất, ngày 18.3.2010, biết Viện Clay quyết định trao giải Thiên niên kỷ cho mình, G. Perelman vẫn làm ngơ. Ngày 8.6.2010 anh không có mặt tại Viện Hải dương học Paris để nhận phần thưởng trị giá 1 triệu USD, sang đầu tháng 7.2010 mới cho biết qua Interfa là vẫn không chịu nhận giải thưởng.
Và phần thưởng một triệu USD của Viện Clay vẫn nằm trong két, trong khi người có quyền nhận nó – G. Perelman cứ sống độ nhật bằng khoản lương hưu của người mẹ già nua.
Báo chí không ngừng thi nhau giải mã hiện tượng G. Perelman – nhà toán học thiên tài nhưng dị thường…

CHA MẸ SINH CON, TRỜI SINH TÍNH…
Cậu bé Grisha chào đời ngày 13.6.1966 và sớm bộc lộ tài giải toán nhanh hơn thầy nên được gọi vào trường chuyên Toán - Lý ở Petersburg. 16 tuổi, Grisha đã giành được huy chương Vàng với số điểm cao nhất trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế 1982. Sau khi được tuyển thẳng vào đại học rồi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Petersburg, Grisha ra làm việc cho Viện Toán học mang tên Steklov. Cuối thập niên ‘80, Grisha sang làm việc cho một số trường đại học Mỹ rồi trở về Viện cũ, tại phòng thí nghiệm Toán - Lý, với đề tài chứng minh hình thức của vũ trụ. Giải xong một bài toán của thiên niên kỷ, anh rút khỏi biên chế Viện Steklov rồi về đóng cửa ngồi nhà. Người ta đồ rằng cách lựa chọn ấy được hình thành từ một tuổi thơ u tịch…  
Về thời thơ ấu của G. Perelman, không mấy hàng xóm láng giềng của anh còn nhớ, mặc dầu anh mới chỉ bốn chục tuổi đời. Bác Yuri Semyonov nhận định: “Hồi Grisha còn nhỏ, chẳng ai bảo cậu ấy là người lặng lẽ như bây giờ. Tôi biết gia đình Perelman đã hơn ba chục năm, nên tôi cho rằng chính sự bỏ đi của người cha đã để lại ảnh hưởng lớn trong cậu”.
… Cha G. Perelman đã bỏ sang Israel mong tìm một số phận tốt hơn khi cậu mới 25 tuổi. Ở lại Petersburg cùng mẹ, nhà toán học tương lai coi cuộc ra đi của bố là một sự phản bội. Bà Zina hàng xóm của Perelman kể: “Từ ngày ông bố bỏ đi, tôi chẳng còn trông thấy cậu ấy nữa. Nghe nói ông bố giúp đỡ gia đình chẳng được là bao, điều ấy thì tôi không nắm được đích xác, nhưng ông ta quả là người chắt bóp… Có lần, một người đàn bà độc thân ở dãy nhà đối diện qua đời, chúng tôi quyết định quyên góp để làm cho bà một đám ma tử tế. Có người đóng ba rub, có người đóng chục rub, nhưng ông Perelman không đóng xu nào, chỉ đóng sập cánh cửa khi chúng tôi đến nhà. Sau đó thì Liuba vợ ông lặng lẽ đến đóng ba rub. Liuba là người phụ nữ tử tế và không có tính tham lam. Có thể, lúc chúng tôi đến, trong nhà họ không có tiền, bởi bao giờ họ cũng sống tằn tiện lắm. Họ chẳng bao giờ tham gia lao động công ích hoặc ra ghế dài ngồi tán gẫu, nên hầu như chẳng thân thiết với ai”.  
Bà hàng xóm khác – Maria Silkina - nhận xét: “Gia đình Perelman toàn những người thích sống lặng lẽ, không bao giờ muốn bước chân ra khỏi nhà, chỉ đi mua thực phẩm là cùng”… 

SỢ PHÁI YẾU ĐẾN NỖI PHẢI… TRỐN CHẠY
Hỏi các đồng nghiệp của G. Perelman ở Petersburg, họ đều khuyên: “Muốn trông thấy cậu ấy, hãy đến phòng hòa nhạc, vào một cuộc thi giọng hát hay”.
Chọn đúng dịp như thế, một nữ phóng viên khả ái đã quyết rình để gặp G. Perelman. Cứ lặng lẽ tăm tia suốt nửa chương trình biểu diễn, đến lúc giải lao, cô đã tiếp cận được người cần tìm: mặt mũi râu ria, hốc hác, chiếc quần jeans và đôi giày thể thao cũ rích, chiếc áo vét sờn mòn, đứng thu lu ở một góc khuất, nét mặt đăm chiêu, chỉ có một chi tiết quen qua những tấm ảnh từng đăng trên rất nhiều báo chí quốc tế: đôi mắt rất sáng! Cô vuốt lại nếp váy và mạnh dạn tiến đến gần:
- Thưa, anh là Grigori Perelman?
- Vâng – Trong ánh mắt người đáp lộ rõ vẻ lo lắng…
- Tôi rất muốn được làm quen với anh, anh là người duy nhất đã…
Cô phóng viên xinh đẹp chưa kịp nói hết câu diễn tả lòng hâm mộ của một người bình thường yêu toán học, đã thấy G. Perelman lắc đầu quầy quậy:
- Không, không, không. Tôi không nói gì đâu - rồi nhảy phốc vào… buồng vệ sinh.
Cô phóng viên không thể tiếp tục bám theo nhân vật, đành ngóng chờ bên ngoài, nhưng vô ích: nhà toán học không nghe nốt chương trình, biến mất khỏi phòng hòa nhạc và lặng lẽ rút về căn hộ của mình…  

VÀ HÌNH NHƯ CÓ MỘT MỐI TÌNH?
Những phóng viên tò mò đã phát hiện ra một địa chỉ khiến nhà toán học luôn luôn lảng tránh người đời vẫn cứ đến thường xuyên và không cần dè chừng gì cả. Đó là một siêu thị cỡ nhỏ ngay gần nhà anh ở Petersburg. Về nguyên tắc, chuyện chợ búa thì người mẹ có thể lo liệu, nhưng nhà toán học trẻ tuổi lại cứ thích làm lấy việc này.
Một người phụ nữ hàng xóm tiết lộ rằng nhà toán học đã phải lòng một nhân viên bán hàng trong đó, nhưng tính tình nhát gái như sợ lửa nên anh chưa dám ngỏ lời yêu. Thế là hàng ngày G. Perelman đến siêu thị, lẳng lặng ngắm “người tình trong mộng”, mua bán qua loa… rồi mới an tâm trở về căn hộ của mình.
Nữ nhân viên siêu thị đó là Antonina Orlova. Cô tâm sự: “Tôi sẵn lòng làm quen với anh ấy thôi, bởi anh ấy là người thông minh như thế. Từ lâu tôi đã để ý đến anh ấy ở siêu thị này. Tất cả các cô gái ở đây mới nghe được chuyện của anh ấy cho nên đều để mắt tới anh ấy, chứ trước kia, họ đều nhìn anh một cách bán tín bán nghi: người đâu mặc toàn đồ đen, tóc tai bù xù, móng tay cũng dài… Anh ấy xuất hiện như một bóng ma, vào đúng cái giờ người ta đều đi làm cả. Riêng tôi thì tôi hiểu, anh ấy không phải hạng người kỳ dị: áo quần không che giấu nổi một bộ óc và nét duyên riêng!”
Theo lời các cô Olga Mintz và Tatyana Polyakova - kế toán của siêu thị - thì G. Perelman trong rất nhiều năm qua thường chỉ mua một vài thứ quen thuộc: ổ bánh mì đen, gói mì ống, sữa chua, loại Bifidk hoặc Bifilife. Quầy hoa quả thì hầu như anh không đặt chân đến: những loại táo cam nhập ngoại lâu nay không phù hợp với túi tiền của anh. Nói chung, anh chỉ mua những thứ không đắt và đủ để chế biến được những món ăn thông thường.
Đặc biệt, không bao giờ G. Perelman mua bất thứ một thứ rượu bia hoặc đồ xa xỉ nào.
Còn tình yêu – đó lại không nằm trong chế độ ưu tiên của siêu thị.


THIÊN TÀI ĐANG SỐNG!
Năm 2007 tờ báo Anh The Daily Telegraph đưa ra một danh sách thú vị Một trăm thiên tài hiện sống thời nay, trong đó G. Perelman ở vị trí thứ 9. Nhà toán học ẩn dật tránh mọi cuộc tiếp xúc với người ngoài, nhưng vẫn thường xuyên điện thoại tâm tình với một người phụ nữ – bà Valentina Berdova, cô giáo dạy toán hồi anh học lớp năm.
Bà giáo cũ cho biết: từ nhỏ, Grisha đã khác người, nhưng vì học giỏi nên được cả các bạn gái, cả các bạn trai quý trọng. Tuy ăn mặc xuềnh xoàng, tóc tai bù xù, nhưng ở đâu cậu cũng là linh hồn của nhóm. Tháng 5-2010, người trò kiệt xuất mới thổ lộ với cô giáo cũ một điều: anh không chỉ nghĩ đến những con số và những công thức; vào mùa xuân năm nay, anh bắt đầu tính đến chuyện vợ con. Khi cô giáo hỏi thăm về việc duy trì nòi giống, anh chân thành đáp: “Em có nghĩ về việc đó, xin cô đừng lo”.
Theo dõi từng bước đi của người trò cũ, nhà sư phạm nhận thấy G. Perelman vốn khái tính, không thích để mình bị đặt làm trung tâm của những chuyện ồn ào, cho nên thường khước từ mọi sự vinh danh, khen thưởng. Nghe trò tâm sự như vậy, bà V. Berdova nói: “Cô sẽ mừng hơn ai hết nếu như em tìm được hạnh phúc lứa đôi”!

Tường Anh
Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 10/1/2011

Xem thêm

Путин: Известный Гриша Перельман взял и опубликовал в интернете (открытие) и подписался: Гриша Перельман. Он даже от денег отказывается. Вот мы пытаемся ему хоть как-то... Но он и эти не берет

Государство старается помогать финансами ученым для открытий и разного рода достижений, но иногда, как в случае с петербургским математиком Григорием Перельманом, деньги и вовсе не нужны, заявил премьер-министр РФ Владимир Путин.
В марте Математический институт Клэя (штат Массачусетс) присудил Перельману премию в миллион долларов за доказательство гипотезы Пуанкаре, одной из семи "задач тысячелетия", но математик от денег отказался. Ранее ученый, ведущий замкнутый образ жизни и старательно избегающий контактов с прессой, уже отказался от медали Филдса, главной математической награды.
"Известный Гриша Перельман взял и опубликовал в интернете (открытие) и подписался: Гриша Перельман. Где деньги? Он даже от денег отказывается. Вот мы пытаемся ему хоть как-то… Но он и эти не берет. Это, конечно, не значит, что нужно все обесточить, наоборот, нужно поддерживать, мы стараемся это делать", — сказал Путин, выступая на общем собрании Российской Академии наук.
При этом премьер добавил, что объемы финансирования научных организаций с каждым годом только увеличиваются.
"Если посмотреть, как изменяется объем финансирования — да, да, да, он изменился, и изменился серьезно. Посмотрите, что было в начале 90-х и что сейчас происходит", — обратился премьер к академикам.

(news2.ru, 18 Мая 2010)