Ảnh: EPA |
Sử gia Matxcơva Maksim Syunnerberg cho biết: “Các tàu chiến của đế chế Nga thời đó thường hay ghé vào tiếp nhiên liệu và thực phẩm tại các cảng Việt Nam. Khi trở về nhà, các thủy thủ kể lại những gì họ đã thấy ở Việt Nam cho gia đình và bạn bè của mình cùng nghe”.
Còn các vị chỉ
huy của tàu thường kịp thời nhanh chóng gửi thông tin về khỏang thời gian hiện
diện tại Việt Nam để báo cáo với giới chức quân sự và cơ quan Ngoại giao Nga.
Những bản báo cáo này cho tới nay vẫn được bảo quản trong kho lưu trữ, bất cứ
ai có nguyện vọng đều có thể tiếp cận tìm hiểu.
Và đây là những
gì ghi trong báo cáo của chỉ huy tàu "Skobelev": "Quân Pháp có
10.000 binh lính, 70 người trong số đó bị thương ở trận đánh chiếm Bắc Ninh.
Người Pháp nói rằng tổn thất của phía Việt Nam lớn hơn nhiều, nhưng rõ không cụ
thể là bao nhiêu, vì những thành viên bảo vệ đô thị ấy khi rút lui đã không hề
bỏ lại bất kỳ người chết hoặc bị thương nào".
Hết sức thú vị
là báo cáo của viên chỉ huy tuần dương hạm Nga “Oriol”. Con tàu tuần dương đến
Sài Gòn ngày 17 tháng Hai 1916. Hai ngày trước đó, tổ chức xã hội bí mật của
người Việt nêu khẩu hiệu “Diệt Pháp" và "Công lý” đã tấn công vào Sài
thành.
Báo cáo của
viên chỉ huy tàu Nga là chứng cớ thú vị về sự kiện này. Vị sĩ quan Nga hoàng
thông báo rằng ông đã thấy Sài Gòn trong tình trạng không bình yên. Trong đó,
tình trạng này cũng như nguyên nhân gây ra lộn xộn được chính quyền sở tại và
các cá nhân giải thích theo những cách khác nhau, - chỉ huy thủy thủ Nga nhận
xét. Đại diện chính quyền Pháp gọi lý do sự cố là vụ của mấy trăm dân Việt, bị
người Pháp gọi một cách khinh bỉ là "lũ cặn bã của xã hội và bọn trộm
cướp". Còn người Việt Nam, trái lại, cho rằng đó là phong trào họat động
xã hội bí mật mang tính chất chính trị, chứ không phải là băng đảng cướp, và
trong cuộc khởi nghĩa có sự tham gia của hàng nghìn người.
Viên thuyền
trưởng Nga ghi nhận trong báo cáo rằng những thông tin nhận được từ người Việt
tỏ ra đáng tin cậy hơn. "Bởi vì nếu là hoạt động cướp bóc của đám du thủ
du thực, thì hẳn là không lên kế hoạch từ trước, còn những người nổi dậy đã
vạch kế hoạch rất kỹ lưỡng, lẽ ra rất có thể kết thúc thành công".
Nội dung chính
của cuộc khởi nghĩa, như thuyền trưởng Nga nhận thấy, là đấu tranh chống bắt
nông dân Việt Nam đăng lính cho quân đội Pháp. Bởi khi đó đang là giai đọan ác
liệt nóng bỏng nhất của cuộc Đại chiến thế giới I, nhà cầm quyền Pháp trù tính
tung các tân binh Việt Nam đi tham chiến ở châu Âu. Ngoài ra, - như thuyền
trưởng Nga chỉ ra, - một lý do cụ thể của phong trào phản kháng là thời gian
bắt lính trùng với dịp bận rộn công việc đồng áng. Người Việt Nam bắt đầu phá
hoại việc mộ lính, còn nhà cầm quyền Pháp chuyển sang đàn áp, và đây là môi
trường nảy sinh họat động chống đối. Trong bản báo cáo lưu ý rằng chính người
Pháp có lỗi kích động gây ra cuộc nổi lọan và phá hủy cấu trúc truyền thống
cộng đồng làng xã của Việt Nam.
Nhìn lại lịch
trình của đòan tàu Nga có thể thấy rằng viên chỉ huy của tuần dương hạm Nga
"Oriol” chỉ ghé Sài Gòn vẻn vẹn mấy ngày ngắn ngủi vào tháng Hai 1916, thế
nhưng đã kịp nắm bắt và phản ảnh tình hình rất chính xác.
(vietnamese.ruvr.ru)