Trang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Lịch sử của tiếng hô “URA!”

Ảnh mang tính chất minh họa Ura!
Khi xem các bộ phim về Chiến tranh thế giới thứ hai hay lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, người ta rất ấn tượng bởi tiếng hô hùng tráng vang vọng: "Ura!" "U...ra!".
Nhưng nguồn gốc Ura! đến từ đâu lại có nhiều bí ẩn.
Từ thời xa xưa, binh sĩ Nga tấn công kẻ thù đã dùng tiếng hô đầy uy lực và đáng sợ Ura!
Đúng là, trong mỗi ngôn ngữ hiện đại, hẳn nhiên đều có từ ngữ tương tự, nhưng Ura! Nga là duy nhất gần như được ghi nhận trên toàn thế giới.
Ura! Là lời kêu gọi hành động, cương quyết giành lấy chiến thắng trước quân thù trong thời khắc quan trọng, cũng là lời khích lệ và động viên đồng đội kề vai sát cánh chống trả quân thù đông gấp bội. Ura! Kẻ thù của Nga đã nghe thấy tiếng hô xung phong vang rền ở núi Alps, ở ngoại ô Mat-xcơ-va, ở Stalingrad, ở đồi Manchurian... Tiếng reo hò chiến thắng Ura! Thường làm cho quân thù giật mình và hoảng loạn không thể giải thích được.
Thật khó để cắt nghĩa tại sao Ura! Một mặt truyền cảm hứng thúc giục đồng đội, mặt khác lại làm cho quân thù khiếp sợ. Có một số giả thiết giải thích nguồn gốc của Ura!, nhưng chúng lại có sự tương phản chưa rõ ràng và không có mối liên hệ nào với nhau.
Giả thiết đầu tiên là Ura, cũng như một số từ vựng khác, là vay mượn từ tiếng Thổ. Theo đó Ura! Được cải biên từ từ “yur” (юр), có nghĩa là “náo nhiệt” hay “nhanh nhẹn”. Mặt khác, trong ngôn ngữ hiện đại Bulgaria, từ “Ura” có gốc Thổ mang nghĩa “Tôi tấn công”.
Giả thiết thứ hai, Ura cũng có gốc là tiếng Thổ, nhưng bắt nguồn từ từ “urman”, theo nghĩa tiếng Nga có nghĩa là “đánh”. Còn trong ngôn ngữ Azerbaizhan có lẽ có từ tương đồng là “vur” cũng có nghĩa là “đánh”. Dường như là Vur! đã được biến đổi và biết đến rộng rãi ngày nay thành Ura!
Giả thiết thứ ba, trong ngôn ngữ Bulgaria, có từ “Urge” mà có thể dịch ra là “đỉnh cao”, hay “lên cao”. Có lẽ là Ura thoạt đầu liên hệ đến việc trèo lên đỉnh núi như thế nào đó, mang tính kêu gọi khích lệ chinh phục đỉnh cao.
Giả thiết thứ tư, đến từ người Mongol-Tatar, đó là từ mà có lẽ họ không muốn “dạy được cho” người Nga sử dụng để kêu gọi khi tấn công. Người ta nói rằng, trong các cuộc tấn công của quân Mongol-Tatar, họ hô “Uraksha!” hoặc “Uragsha!” và từ “Urakh” được kế thừa từ đó. Theo nghĩa tiếng Nga, “Urakh” có nghĩa là “Tiến lên”.
Giả thiết thứ năm, từ “Ura” thuộc về các bộ lạc Sla-vơ, có thể nó được chuyển đổi từ từ vựng “uraz”, có nghĩa là “đánh”, hoặc có thể sau thời kỳ du nhập và Christian hóa ở Kiev, là từ “u rai”, có nghĩa là “đến thiên đường”.
Giả thiết thứ sáu, từ tiếng Lithuania có từ “virai” có nghĩa là “kêu gọi tấn công” hay đơn giản là “tiến lên”.
Tất cả các giả thiết trên đều có tư cách để tồn tại, tuy nhiên tất cả vấn đề là ở chỗ Ura! xuất hiện lần đầu tiên khi nào và tại sao lại biệt lập chỉ thấy ở binh lính Nga?
Dù sao thì có lẽ suy xét về nguồn gốc lịch sử lâu đời của tiếng hô xung phong Ura! nổi tiếng không phải là điều quan trọng. Thực sự, vấn đề chính là ở chỗ ngôn từ Ura mang đầy sắc thái ý nghĩa tinh thần. Hơn tất cả, nếu như tiếng hô Ura đủ để nâng được lên tinh thần chiến đấu của binh sĩ Nga, thì trong ngôn từ này thực sự chứa đựng ý nghĩa đặc biệt.
Ura! đã được đưa vào văn học, thơ ca và phim ảnh. Vẫn còn đó tác phẩm nổi tiếng của Pushkin “Ura! Vang dậy trời xa”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, sử dụng từ Ura, nói năng yếu đuối, không được Peter đại đế khuyến khích trong chiến đấu. Lý do của điều đó là từ tài liệu hiếm có năm 1706, trong đó qui định hành vi ứng xử của binh sĩ và sĩ quan trong chiến trận. Trong cuốn sách có những lời lẽ đáng ngạc nhiên nói là các sĩ quan quân đội Nga cần phải trông coi để binh lính không được phép gào thét văng tục trên chiến trường. Tuy nhiên, liệu tiếng hô Ura có bị cấm hay không thì không được xác thực. Dường như là Sa Hoàng Peter cấm binh lính của mình la hét trên chiến trường để không gieo rắc sự sợ hãi. Thường xảy ra là gào thét dễ kích động những hành động không đoán trước được. Để trừng phạt tội “la hét” là án tử hình ngay tại trận. Dù vậy, cũng có một giả thuyết cho rằng Pushkin quyết định sử dụng từ Ura! là để tăng thêm màu sắc biểu cảm cho tác phẩm của mình. Trong thực tế, Peter có lẽ đã kêu gọi quân đội sử dụng từ “Vivat!” (Muôn năm!) để tập hợp quân đội, tương tự như cả châu Âu khi đó.
Nhưng sau khi Sa Hoàng Peter I qua đời, ở Nga một lần nữa lại xuất hiện mốt biểu thị Ura! Và nếu như trong khi hô lên từ ấy có xuất hiện nỗi sợ hãi, thì đó là ở phía kẻ thù chứ không phải bên binh sĩ Nga. Từ Ura! lúc này bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu chính thức. Một trong các tài liệu như thế là của Thống soái Rumyantsev dùng để biểu thị lòng trung thành đối với Nữ hoàng Elizabeth.
Khi mà từ Ura! bắt đầu mang ý nghĩa như ngày nay, thì cả các tướng lĩnh cấp cao cũng cho phép mình vận dụng lời hô hào này để chỉ huy quân đội. Thật khó mà hình dung binh sĩ Nga lại tấn công trong im lặng, có vẻ điều đó không hợp với tính cách người Nga. Ngôn từ Ura! ở đây đóng vai trò như bàn đạp cảm xúc, đưa căm hờn đến kẻ thù trên một mức độ mới.
Và thế là ngôn từ Ura! Nga trở thành sản phẩm của dân tộc Nga, theo như ngôn ngữ hiện tại nói, đó là thương hiệu.
Còn trong những trường hợp tương tự ở các dân tộc khác thì thế nào?
Ví dụ, quân Romans tấn công với tiếng hô lạ lùng đối với chúng ta. Họ thét lên “Tử thần muôn năm!” Đồng ý là không chắc lời hô hào này sẽ gây được cảm hứng đối với binh sĩ Nga.
Còn quân Medieval xông trận với lời thống thiết “Chúa và quyền của tôi!” Cũng thật khó mà gây ấn tượng với quân Nga.
Quân Đức thì thét lên “Tấn công!” (Vorwärts! nghe cũng khiếp!) và binh lính của Napoleon thì gào “Vì Hoàng Đế!”
Có sự vay mượn thú vị của từ Nga Ura! từ phía quân Đức. Đó là vào thế kỷ XIX sau khi nghe tiếng hô Ura!, lính Đức cũng thường sử dụng nó. Ura! còn được ghi vào điều lệnh của quân đội Phổ.
Một trường hợp khác cũng không kém phần thú vị. Đó là ở binh lính Pháp, từ Ura! Nga ban đầu được thu nhận như một sự sai giọng thành “O ra” và có thể dịch ra thành “Con Chuột!” Điều đó là một sự xúc phạm, và để đáp lại, binh lính Pháp bắt đầu hô lên “Con Mèo!”, âm thanh nghe như “Oh sha!”.
Cũng thật bất ngờ nếu như cho rằng Ura! có nguồn gốc từ tiếng Thổ, thì vào lúc nó trở thành phổ biến, quân Thổ cũng hô vang Ura! Hóa ra là người Thổ lại vay mượn từ người Nga. Trước khi họ sử dụng từ thánh đạo Hồi “Allah!” để tấn công.
Đó là lịch sử của tiếng hô xung phong Ura! Từ hình dạng này sang hình dạng khác, và di cư đến các quân đội hiện đại nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng có một số dân tộc quen với việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy dân tộc của mình. Ví như người Ossetia, họ hô “Marga!” có nghĩa là “Giết!” Binh lính Israel thì hét từ "Hedad!" một đồng âm của từ “Tiếng vang!”. Người Nhật có tiếng thét nổi tiếng “Banzai!” có nghĩa là “10 ngàn năm!” Tại sao lại là 10 ngàn năm? Đúng như thế, đó là vì họ trông đợi đế chế của mình sống dậy đã quá lâu rồi, và “Banzai” chỉ là ngôn từ đầu của cả một câu dài, mà nói ra đầy đủ cả câu hoàn toàn không thích hợp trong chiến trận.
Tham khảo từ: Theunknownwar
(nuocnga.net)