Tàu vũ trụ lcủa Mỹ. Ảnh: NASA |
Kể từ năm
1982, phi hành đoàn làm việc trong trạm vũ trụ đã bao gồm cả hai giới tính.
Liệu người ta có làm chuyện ái ân trong điều kiện không trọng lượng hay không?
Viết đầu
tiên về chuyện này tất nhiên phải là một người Pháp. Năm 1953, nhà văn Pierre
Boulle đã viết cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Tình yêu và sức hút của
Trái đất”, với các tình tiết xảy ra trên một trạm vũ trụ bay trên quĩ đạo. Chỉ
huy trưởng trạm vũ trụ đã cho phép anh thợ cơ khí Joe và nữ đồng nghiệp Betty
“thành vợ, thành chồng”. Thế nhưng, đêm tân hôn trên vũ trụ của họ quả là…khủng
khiếp. Trong điều kiện không trọng lượng, hai mảnh đời tội nghiệp kia không thể
nào hòa nhập với nhau. Sau hàng chục lần cố gắng bất thành, họ quyết định làm
“đêm tân hôn” khi trở về Trái đất.
Mười năm
sau, Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ và câu
chuyện viễn tưởng của nhà văn Pierre Boulle đang biến thành hiện thực.
Năm 1976, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thông báo rằng sẽ đồng thời đưa các
nhà du hành vũ trụ cả nam lẫn nữ lên tàu con thoi. Trong số 8.000 ứng cử viên
(trong đó có 1.544 phụ nữ), NASA đã tuyển được 6 phụ nữ và 29 nam giới để đào
tạo cho các chuyến bay chung lên vũ trụ.
Nữ phi hành gia Svetlana Sawizkaja mỉm cười với
hai đồng nghiệp Leonid Popov và Alexander Serebrov. Ảnh: Ralf Buelow Archiv
Thế
nhưng, một lần nữa, người Nga lại ghi điểm trước người Mỹ. Ngày 19/8/1982, một
nhóm gồm ba nhà du hành đã xuất phát từ nhà ga vũ trụ Baikonur bay lên trạm
Salyut 7, niềm tự hào của ngành công nghiệp vũ trụ Liên Xô. Đi trên con tàu vũ
trụ Soyuz có chỉ huy trưởng Leonid Popov, kỹ sư Alexander Serebrov và nhà
nghiên cứu Svetlana Sawizkaja. Trên trạm Salyut 7, hai nhà cư dân cũ Valentin
Lebedev Anatoly Berezovoy chuẩn bị đón chào Svetlana Sawizkaja, người phụ nữ
đầu tiên sống chung với cánh đàn ông trên vũ trụ.
Từ “cãi
nhau như chó với mèo” đến “chia loan, rẽ thúy”
Ngày
27/8/1982, Soyuz đã bộ ba này đã trở về Trái đất. Về phi vụ này, tạp chí
Spiegel số ra ngày 27/9/1982 viết: “Sex là lý do duy nhất để nữ phi hành gia
Svetlana Sawizkaja bay lên vũ trụ cùng với hai đồng nghiệp nam. Người Nga
muốn nghiên cứu một em bé được thụ tinh trong vũ trụ phát triển thế nào”.
Thế nhưng
chỉ huy trưởng trạm không gian Salyut 7 là Berezovoy lại cho rằng việc
phụ nữ đặt chân lên con tàu này có thể mang lại nhiều tai họa. Trong một bức
thư gửi cho vợ, ông Berezovoy phàn nàn rằng sự hiện diện của Svetlana Sawizkaja
đã khiến cho cuộc sống trên trạm trở nên phức tạp hơn. Đó là chưa kể Svetlana
Sawizkaja luôn cãi nhau “như chó với mèo” với nam đồng nghiệp Serebrov. Chính
vì vậy, không thể có chuyện làm tình của cặp đôi này trong trạm vũ trụ Salyut.
Tháng
6/1983, Sally Ride đã hoàn thành chuyến bay trên tàu con thoi Challenger và là
người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ. Đến cuối thế kỷ 20, đã có khoảng
40 nữ phi hành gia bay vòng quanh Trái đất và phần lớn bay trên tàu con thoi Mỹ
trong thời gian hai tuần. Trong đội bay của các tàu con thoi, có một cặp vợ
chồng mới cưới là Jan Davis và Mark Lee.
NASA đã "chia loan rẽ thúy" cặp vợ
chồng phi hành gia Jan Davis-Mark Lee. Ảnh: NASA
Cặp vợ
chồng này bay trên tàu con thoi Endeavour năm 1992, với ý định trở thành cặp vợ
chồng đầu tiên thụ hưởng “tuần trăng mật” ở bên ngoài Trái đất. Cả hai đã kết
hôn ngay trước khi xuất phát, nên NASA không thể thay đổi đội bay. Để trừng
phạt, NASA đã phân họ làm việc ở hai ca khác nhau và mỗi ca kéo dài 12 tiếng
đồng hồ.
Những đồn
đoán dai dẳng về trạm vũ trụ “Hòa bình”
Sự đồn
đoán về tình yêu trong vũ trụ của các phương tiện truyền thông tập trung vào
trạm vũ trụ “Hòa bình” (Mir) của Nga, với modul đầu tiên được đưa lên quĩ đạo
năm 1986. Người phụ nữ đầu tiên cư ngụ trong trạm Mir là nhà hóa học người Anh
Helen Sharman. Cô lên trạm vũ trụ này hồi tháng 5/1991 và ở lại đó một tuần.
Các đồng nghiệp trên trạm đã đón tiếp cô gái 27 tuổi này chẳng mấy mặn mà,
nhưng cuối cùng họ đã phải thay đổi thái độ khi cô xuất hiện “xinh như mộng”
trong bộ váy áo màu hồng tại một bữa tiệc trên trạm.
Helen Sharman trên trạm Mir. Ảnh: spacefacts.de PD
Ngày
4/10/1994, một nhóm đa sắc tộc bao gồm hai nhà du hành vũ trụ Nga Alexander
Viktorenko, Yelena Kondakova và nhà du hành vũ trụ Đức Ulf Merbold. Ulf Merbold
ở lại Mir gần một tháng, trong khi Yelena Kondakova bay về Trái đất ngày
22/3/1995 cùng với nam đồng nghiệp Viktorenko và bác sĩ Valery Polyakov, người
đã ở trên vũ trụ 14 tháng, một kỷ lục cho đến nay vẫn chưa bị phá.
Yelena Kondakova bị tình nghi nhiều nhất. Ảnh: NASA
Trong tháng 2/1995, trước
khi Kondakova và Polyakov trở về Trái đất, báo chí Hy Lạp loan tin rằng hai
người này đã có quan hệ xác thịt với nhau trên vũ trụ. Trong khi đó, một phóng
viên chuyên viết về du hành vũ trụ là Horst Hoffmann lại cho rằng Ulf Merbold
đã “phải lòng” nữ phi hành gia người Nga duyên dáng thanh lịch. Hiện thời,
người ta không thể kiểm chứng bài viết nói trên vì ông Hoffmann đã qua đời năm
2005.
Nữ phi hành gia người Mỹ Shannon Lucid. Ảnh: NASA
Sau
Yelena Kondakova, trạm vũ trụ Mir còn tiếp đón hai nữ phi hành gia ở lại dài
dài trong năm 1996. Đó là Shannon Lucid và Claudie Andre-Deshays. Nữ phi hành
gia người Mỹ Shannon Lucid, 53 tuổi, đã sống 6 tháng ở trạm vũ trụ Mir và đã
giành được cảm tình của các đồng nghiệp Nga. Trong khi đó, nữ phi hành gia
người Pháp Claudie Andre-Deshays chỉ cư ngụ trong không gian có hai tuần và làm
việc cật lực với những thí nghiệm y tế. Công việc bận đến nỗi Claudie, mỗi ngày
chỉ được ngủ có vài tiếng đồng hồ.
Năm 2001,
trạm Mir đã chấm dứt hoạt động và rơi xuống Thái Bình Dương một cách có điều
khiển, chấm dứt một chương lãng mạn của công cuộc thăm dò vũ trụ. Cái còn lại
chỉ là những đồn đoán rằng dứt khoát phải có quan hệ nam nữ ở trong trạm vụ trụ
này.
Chỉ có
điều cuộc sống “không phụ nữ” kéo dài trong không gian chắc chắn sẽ để lại hậu
quả bất lợi về thể xác cũng như tinh thần đối với các nhà du hành vũ trụ. Để
giảm bớt tác hại nói trên đối với các nhà du hành ở lâu trong vũ trụ, người Nga
đã phát minh ra một loại quần lót đặc biệt mà có người nói rằng còn “tốt hơn cả
Viagra”.
Theo Minh Bích - Đất
Việt/Spiegel.de, dantri.com.vn