BT Philipp Roesler. Ảnh: AFP
|
* Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của VN tại châu Âu (kim ngạch xuất khẩu trong sáu tháng 2012 của VN sang Đức khoảng 2 tỉ USD), ông đánh giá như thế nào về cơ hội của hàng Việt tại thị trường Đức?
- VN đã phát
triển mạnh trong những năm qua. Năng suất tăng cùng với chất lượng sản phẩm và
sự đa dạng hóa của nền kinh tế đã tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt. Tôi
nghĩ xu hướng này cần được tiếp tục phát triển trong tương lai. VN, cũng như
các công ty Đức tại đây, đã sử dụng nguồn lực từ giáo dục và đào tạo. Các
chuyên gia trong kinh tế đã góp phần tạo nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tính bền vững (và hiệu quả năng lượng) của sản phẩm và dịch vụ cần
được chú ý.
VN hiện tại là
một thị trường quan trọng và trong tương lai vẫn thế. Thông qua VN, các công ty
Đức có thể thâm nhập thị trường tiềm năng ASEAN với 600 triệu dân.
Đức có điều
kiện rất tốt để các doanh nghiệp VN đầu tư trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp
VN được hoan nghênh tại Đức.
* Ông hi vọng
gì từ chuyến viếng thăm này? Ông nhận định thế nào về sự hợp tác song phương về
kinh tế của hai nước trong tương lai gần?
- Quan hệ kinh
tế VN và Đức phát triển thông qua hợp tác tin tưởng lẫn nhau. Nhiều đại diện
doanh nghiệp tháp tùng tôi lần này đã biết VN từ lâu và mong muốn tiếp tục phát
triển hợp tác hơn nữa. Chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel năm ngoái
đến VN và chuyến thăm lần này của tôi đã khẳng định tầm quan trọng của khu vực
châu Á, đặc biệt là VN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Với cương vị bộ
trưởng kinh tế, tôi cam kết phát triển thương mại song phương và ủng hộ VN
trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khối Liên minh
châu Âu (EU).
Với “Tuyên bố
chung Hà Nội” được Thủ tướng Đức và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng ký kết vào
tháng 10 năm ngoái, hai quốc gia đã đồng ý khẳng định là đối tác chiến lược của
nhau. Hiện tại chúng ta có nhiều dự án hợp tác quan trọng như Đại học Việt-Đức,
tuyến tàu điện ngầm số 2 ở TP.HCM... Chúng tôi cũng muốn hiện thực hóa việc
TP.HCM trở thành biểu tượng cho tình bạn và sự hợp tác giữa hai nước. Điều đó
vẫn cần một số thống nhất nhất định, nhưng hiện đang có những bước đi khá tốt.
* Gia đình ông
có đi cùng ông trong chuyến thăm VN này? Nếu có, ông và gia đình có dự định
tham quan nơi nào đó ở VN ngoài chương trình chính thức?
- Đây là chuyến
thăm chính thức nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Kế hoạch đã
khá kín với các cuộc nói chuyện cùng đại diện của Chính phủ và gặp gỡ doanh
nghiệp, gia đình không đi cùng tôi trong chuyến thăm VN lần này.
Tôi mong đợi
chuyến đi này
* Đây là lần
thứ hai ông thăm VN. Lần thăm này có khác gì với chuyến thăm cách đây sáu
năm?
- Có khác
biệt rất nhiều giữa chuyến thăm với tư cách cá nhân (lần đầu) và tư cách là
bộ trưởng kinh tế. Cả hai đều có cái hay của nó. Viếng thăm với tư cách cá
nhân thì có nhiều thời gian khám phá đất nước và con người hơn so với chuyến
công tác lần này. Tuy nhiên, khi tôi là một du khách bình thường cũng như khi
tôi là một bộ trưởng, thì điều dễ nhận biết và không có gì thay đổi đó là
tính hiếu khách/tình cảm của người Việt.
Tôi mong đợi
chuyến thăm này với tư cách là bộ trưởng kinh tế. VN là quốc gia có lịch sử
phong phú và tiềm năng kinh tế to lớn, với con người cần cù, ham học hỏi và
luôn mong muốn góp phần xây dựng tương lai phát triển của đất nước.
|
THANH LIÊM,
HOÀNG BẢO thực hiện - tuoitre.vn