Đám cưới đồng tính. Ảnh minh họa: AP |
Thế nào
là thiên hướng tình dục?
3CANG
lược trích bài viết về nội dung này tại vi.wikipedia.org
Thiên
hướng tình dục chỉ sự bị hấp dẫn
về mặt tình cảm hoặc về mặt tình
dục bởi người khác giới
tính hoặc người cùng giới
tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài.
Thiên
hướng tình dục thường được phân loại dựa trên giới tính của những người hấp dẫn
mình do đó thường được nêu lên dưới dạng ba loại: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái. Tuy nhiên một
vài người có thể thuộc một loại khác với ba loại trên hoặc không thuộc một loại
nào cả. Những dạng thiên hướng tình dục thông thường nhất nằm trên một thang đo
từ hoàn toàn dị tính luyến ái (chỉ bị hấp dẫn bởi người khác phái) cho đến hoàn
toàn đồng tính luyến ái (chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng phái) và bao gồm vài
dạng song tính luyến ái khác (bị hấp dẫn bởi cả hai phái).
Hầu
hết các định nghĩa về thiên hướng tình dục đều bao gồm một khía cạnh tâm lí là
sự khao khát tình dục cá nhân hoặc sự thể hiện của cá nhân. Một vài định nghĩa
bao gồm cả hai khía cạnh đó. Vài người khác chỉ đơn giản dựa trên định nghĩa
hoặc sự tự nhận biết của chính mình.
Vài
nhà nghiên cứu tình dục học, nhân chủng học và lịch
sử nêu ra rằng sự phân loại thành
dị tính và đồng tính luyến ái là không phổ quát. Các xã hội khác nhau có thể
dựa theo những tiêu chí khác quan trọng hơn giới tính để phân loại, bao gồm
tuổi tác của bạn tình hoặc là vai trò chủ động hay thụ động của cá nhân hoặc vị
trí trong xã hội.
Sự ý thức giới tính và sự thể hiện giới tính có liên quan mật thiết đến thiên hướng
tình dục nhưng đây là những khái niệm khác nhau. Sự ý thức giới tính chỉ sự ý
thức của chính cá nhân đó về giới
tính sinh học của họ, sự thể hiện
giới tính chỉ các điệu bộ, cử chỉ, cách cư xử của cá nhân đó còn thiên hướng
tình dục thì liên quan đến sự tưởng tượng, mong mỏi, khao khát. Chẳng hạn một
người đàn ông có giới tính sinh học là nam và ý thức mình là nam (ý thức giới
tính là nam) nhưng có điệu bộ, cử chỉ và cách cư xử như phụ nữ (thể hiện giới
tính là nữ) đồng thời cũng có thể có ham thích tình dục với phụ nữ (thiên hướng
tình dục là dị tính luyến ái). Mỗi cá nhân có thể thể hiện hoặc công khai thiên hướng tình dục của mình ra bên ngoài hay không. Những
người đồng tính luyến ái thường che dấu sự thật về họ.
Xác
định thiên hướng tình dục
Vì
mỗi người có thể định nghĩa thiên hướng tình dục một cách khác nhau và vì các
chuẩn mực xã hội nên việc xác định thiên hướng tình dục là khó khăn. Để xác
định có thể dựa vào sự tự nhận biết hoặc sự thể hiện ra bên ngoài hoặc sự ham
thích của đối tượng cần xác định.
Năm
1896, nhà nghiên cứu tình dục học 28 tuổi ở Berlin, Magnus Hirschfeld, công bố phương
pháp đánh giá độ mạnh của ham thích tình dục của mỗi cá nhân bằng một thang
hai chiều, mỗi chiều 10 điểm.
50
năm sau, nhà tình dục học người
Mỹ Alfred Kinsey, trong quyển Thể
hiện tình dục ở nam giới (1948) đã đưa ra Thang đo Kinsey đánh giá thiên hướng tình dục từ 0
(hoàn toàn dị tính luyến ái) đến 6 (hoàn toàn đồng tính luyến ái) và một loại
khác X, những ai không có ham thích tình dục với cả nam hay nữ. Không giống như
thang đo của Hirschfeld, thang Kinsey là thang một chiều.
Khả
năng thay đổi của thiên hướng tình dục
Năm
1985, trong quyển Lựa chọn song tính luyến ái (Bisexual Option), Fritz Klein trình bày một thang đo để kiểm tra giả
thuyết của mình cho rằng thiên hướng tình dục là “một quá trình thay đổi và
nhiều biến” vì nó thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
khác nhau bao gồm yếu tố liên quan và không liên quan đến tình dục.
Hiệp
hội Tâm lí Hoa Kỳ (American Psychological Association) lại khẳng định rằng
“thiên hướng đồng tính luyến ái là không thể thay đổi”. Năm 2001, bác sĩ người Mỹ David Satcher (United States Surgeon General) công
bố rằng “không có một bằng chứng khoa học nào cho thấy thiên hướng tình dục là
có thể thay đổi được”.
Thiên
hướng tình dục và ý thức giới tính
Những
tác giả đầu tiên thường hiểu rằng thiên hướng tình dục liên quan đến giới tính
của cá nhân. Chẳng hạn, người ta nghĩ rằng một người có cơ thể là nữ mà lại
thích người có cơ thể là nữ thì có tính đàn ông và ngược lại.
ý
thức giới tính (gender identity)
ngày càng được xem là độc lập với thiên hướng tình dục. Những người có ý thức
giới tính trùng với giới tính sinh học của mình (cisgender) và những người có ý
thức giới tính không trùng với giới tính sinh học của mình (transgender) đều có
thể có ham thích đối với nam hoặc nữ hoặc cả hai mặc dù thiên hướng tình dục
của hai nhóm này khá khác nhau. Một người đồng tính, dị tính hoặc song tính đều
có thể là người nam tính, nữ tính hoặcái nam ái nữ.
Nhân
khẩu học
Phương
pháp nghiên cứu nhân khẩu học của thiên hướng tình dục có nhiều thử thách vì
thiên hướng tình dục có nhiều khía cạnh khác nhau và ranh giới khác nhau. Việc
xác định tỉ lệ các thiên hướng tình dục khác nhau trên thực tế là khó khăn và
gây nhiều tranh cãi.
Hầu
hết các thống kê khoa học hiện nay cho thấy phần lớn con người là dị tính luyến
ái. Tuy nhiên, tỉ lệ đồng tính luyến ái thay đổi tùy theo phương pháp thống kê
và tiêu chuẩn chọn lựa.
Tỉ
lệ song tính luyến ái được xác định thay đổi tùy cách định nghĩa ít nhất là khi
thống kê trong cùng một vùng. Vài nghiên cứu coi một người là song tính luyến
ái chỉ khi người đó ham thích tình dục với cả người cùng và khác phái một cách
bằng nhau. Các nghiên cứu khác coi một người là song tính khi người đó không
phải là hoàn toàn đồng tính hoặc không phải là hoàn toàn dị tính.
Một
tỉ lệ nhỏ là những người không ham thích tình dục với bất kỳ ai (vô tính).
Những
yếu tố ảnh hưởng đến thiên hướng tình dục
Học
viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pedeatrics) khẳng định rằng “Thiên
hướng tình dục chỉ được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh hưởng môi trường”. Nhiều tranh cãi tiếp tục dựa trên các
yếu tố sinh học và/hoặc tâm lí như kiểu
gen và sự hoạt động của một số
hoocmon ở bào thai. Sigmund Freud và các nhà tâm lí khác xác nhận rằng
sự hình thành thiên hướng tình dục do nhiều nhân tố trong đó có những điều trải
qua khi còn nhỏ.
Nhân tố môi trường
· Hoocmon tác động
lên bào thai
· Thứ
tự trong gia đình
Nhân tố kiểu gen
· Song
tính luyến ái bẩm sinh
· Khả năng lựa chọn
Yếu
tố xã hội
· Do
vấn đề thiên hướng tình dục là phức tạp và đa chiều, nên nhiều học viện và nhà
nghiên cứu, đặc biệt là trong nghiên cứu Đồng tính luyến ái (Queer studies), đã
nói đây là vấn đề mang tính lịch sử và xã hội.
· Vài
nhà sử học và nhà nghiên cứu nói khía cạnh tình cảm liên quan đến thiên hướng
tình dục thay đổi đáng kể theo thời gian và tùy từng nền văn hóa.
70 triệu người thuộc thiên hướng tình dục thứ tư
3CANG dẫn lại bài có tiêu đề như
trên của báo NLĐO
Khoảng 1% dân số thế giới là “người vô
tính”, hay nói một cách rõ hơn là người vô cảm với tình dục, các chuyên gia cho
biết.
Một cuốn sách sắp phát hành vào tháng tới của học giả
hàng đầu ở Anh – giáo sư Anthony Bogaert thậm chí còn cho rằng số lượng những
người vô tính ngày càng tăng có thể được xếp vào loại “thiên hướng tình dục thứ
tư”.
Giáo sư Anthony Bogaert tin rằng vấn đề người vô tính vẫn
chưa có nghiên cứu nào tới nơi tới chốn và họ có thể cảm thấy xa lạ đối với văn
hóa của phần đông chúng ta.
Theo các chuyên gia, một số lượng nhất định những người
vô tính vẫn luôn tồn tại nhưng chỉ bây giờ họ mới bắt đầu lộ rõ hơn khi xã hội
đã tự do hơn.
Giáo sư Bogaert khẳng định rằng xã hội vẫn có thể kỳ vọng
về vấn đề duy trì nòi giống đối với cả người có thiên hướng tình dục và người
vô tính. Ông chỉ rõ rằng người vô tính là người thiếu hụt hoàn toàn về hấp dẫn
tình dục.
Giáo sư Bogaert hiện đang tham gia hợp tác giảng dạy tại
Đại học Brock (Canada), nói: “Có hai dạng: một là người cũng có khả năng tình
dục ở mức độ nhất định nhưng không thấy hấp dẫn với người khác, hai là những
người hoàn toàn không có khả năng tình dục”.
Năm 2004, Giáo sư Bogaert đã tiến hành phân tích phản ứng
của 18.000 người ở Anh đối với khảo sát thực hiện năm 1994 về hấp dẫn tình dục.
Ông phát hiện ra rằng 1% nhất trí với tuyên bố: “Tôi chưa
từng cảm thấy hấp dẫn tình dục với bất cứ ai”.
Cuốn sách sắp xuất bản của ông vào tháng tới có tựa đề
Understanding Asexuality (Hiểu biết về sự vô tính) sẽ đưa ra những cái nhìn sâu
sắc hơn về vấn đề này, đồng thời đưa ra một quan điểm gây nhiều tranh cãi cho
rằng số người coi mình là vô tính đang gia tăng trong xã hội.
Joshua Hatton, 23 tuổi, một sinh viên ngôn ngữ học ở
Birmingham, cho biết trên tờ Independent hôm 19-8: “Ba năm trước đây tôi tình
cờ phát hiện ra mình vô tính. Điều đó giúp tôi giải thích được nhiều vấn đề.
Tôi không còn tự lừa dối bản thân mình nữa. Giờ tôi cảm thấy rất thoải mái”.
Một bài báo trên tạp chí New Scientist từng đưa ra kết
luận rằng một số người vô tính có thể có khả năng tình dục cực kỳ thấp trong
khi những người khác lại có khả năng bình thường nhưng đơn giản là họ không
thấy hấp dẫn.
Tờ tạp chí này còn khẳng định một số người vô tính thậm
chí còn muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để tránh quan hệ tình
dục!
Đỗ Quyên - Theo Daily Mail