Bản đồ đảo Vasiliev. Ảnh:Wikipedia. |
Vasiliev là một trong bốn quận trung tâm của St Petersburg. Chính quyền thành phố đã có kế hoạch mở rộng diện tích đảo thêm 30% về phía tây.
Đảo
Vaciliev, có một trong các địa danh nổi bật là Chiến hạm Rạng Đông (Авро́ра) thuộc Bảo tàng Hải quân Nga (ВМФ Россий музей). Về mặt tiếng Việt
phải gọi lại là Tuần dương hạm như hiện nay người ta vẫn dùng mới đúng.
Chiến hạm những ngày còn thực hiện nhiệm vụ
Dân cộng Việt ở đảo này thời đầu thập kỷ 70
thế kỷ trước khá đông. Đó là lực lượng “đực rựa” áp đảo (xin lỗi gọi cho vui vì
toàn… đực không à, trên 100 người) của Trường Mỏ-Địa chất. Đó là “dân” Trường
Năng lượng, nhiều nam thanh nữ tú, tuy ở đảo Vaisiliev nhưng lại “mơ tưởng” các
anh, các em ở nơi khác. Đó là “dân” Trường In-Phát hành có các nàng yểu điệu
thục nữ tới mức mà sinh viên, nghiên cứu sinh cộng Việt khắp Liên Xô tới thăm “nườm
nượp” (đại ngôn một tý). Đó là “một dúm” lèo tèo vài anh đẹp trai của Trường
Sân khấu-Điện ảnh “tán” dẻo còn hơn cả kẹo kéo.
Khu lưu niệm Konka. Ảnh: Wikipedia |
Gần nơi chúng tôi ở có quân cảng (Военный порт). Tất nhiên ở đó có nhiều lính thủy. Không biết ai đó đã có sáng kiến tổ chức kết nghĩa giữa các đơn vị hải quân của quân cảng với các trường có đông sinh viên nữ gần đấy. Thế là thỉnh thoảng có các buổi hòa nhạc quần chúng, các tối nhảy để giao lưu với nhau. Dân “cộng” mình, số ít, lại có vẻ nhút nhát nên không dám tham gia. Nàng Tanhia của chàng Boris có vẻ cũng vậy, lúc đầu chỉ đứng nhìn và cười. Sau có một vài chàng lính thủy mời, nàng không từ chối, nhảy sành điệu mới chết chứ. Chàng Boris đứng nhìn vừa thích, vừa hơi… ghen ghen.
Nói
đến nhảy nhót lại nhớ đến những sinh hoạt nội bộ ký túc xá. Các chàng trai “cộng
Việt” chỉ được mỗi tài học “mót” ghita là nhanh. Cũng phân công, người học
solo, người bass. Thiếu người thì mượn “cộng Việt” trường bạn gần nhà. Thậm chí
còn gạ Ban nhạc sinh viên VN Trường đại học Tổng hợp Leningrad (nay là ĐH quốc
gia St Peterburg, Санкт-Петербу́ргский
госуда́рственный университе́т ) dạy “vài chiêu” cấp
tốc. Không có ghita điện thì lắp cục tăng âm vào, rất chi là linh hoạt, con nhà
nghèo mà. Và rồi chúng tôi đứng giữa hành lang (коридор) của ốp chơi “rất dáng”.
Chỉ một vài bài tủ (không nhớ là những bài gì nữa), chơi xong rồi rút liền, về…
cất đàn, rồi quay lại đứng xem các bạn Nga nhảy. Ngố ơi là ngố.
Hèn
gì, trước đó em Tanhia của Boris có câu hỏi mà như lời nhận xét: Các bạn VN chả
thấy “chơi bời” gì nhỉ? Ý nàng nói, chả thấy các bạn nữ VN tham gia nhảy múa, thể
dục thể thao gì cả, chỉ thấy học với nấu ăn thôi.
Của
đáng tội, các thục nữ nhà mình ru rú một xó cũng phải. Các nàng lớn lên trong
chiến tranh, ăn uống chả có gì, đa số người như cái kẹo. Trong khi đó “các em
Tây” người “lừng lững”, dáng đi “thây lẩy” nhìn thích mắt, uống được bia rưọu,
hơi một tí lại rủ các “anh trai” bật máy để танцевать (nhẩy).
Có
một chuyện vui. Nhà trường phát động làm báo tường, đặc biệt khuyến khích sinh
viên nước ngoài tham gia. Quân nhà mình vẽ minh hoạ như học sinh mẫu giáo, phải
chọn cử các chàng có hoa tay vẽ minh hoạ cho tất cả các bài của cộng Việt. Được
sự gợi ý chân thành của một “bậc trên” là nghiên cứu sinh, đầy kinh nghiệm sống
ở Nga, chàng “hoạ sỹ” nhà ta vẽ các em cộng Việt cũng “thây lẩy” không kém Tây.
Các nàng đỏ mặt lấp lửng hỏi sao vẽ thế, cánh đàn ông ồ lên trả lời, để cho mau
“tiến bộ” chứ. Đấy là chuyện của hồi sinh viên mới lớn.
(Còn nữa…)
An
Bường
(Nguồn tham khảo: ru.Wikipedia.org, lenviet.ru)
Xem thêm