Trang

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Thế giới đang già nhanh

Hội viên NCT HP. Ảnh: haiphong.gov.vn
Trong vòng 10 năm nữa, số người già trên 60 tuổi sẽ vượt qua mốc 1 tỉ.
Thế giới cần phải có hành động khẩn cấp để đối phó với ảnh hưởng của tình trạng dân số già nhanh hiện nay. Đó là thông điệp của bản báo cáo “Ageing in the 21st Century” (Tình trạng già hóa trong thế kỷ XXI) được Liên Hiệp Quốc công bố hôm 1/10 nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi.  
Làm biến đổi thế giới
Công trình nghiên cứu đồ sộ này của Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng tình trạng số người cao tuổi ngày càng tăng đã đưa ra những thách thức đáng kể đối với các hệ thống phúc lợi xã hội, hưu trí và chăm sóc y tế ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Đồng thời, các tác giả báo cáo lấy làm tiếc vì những kỹ năng và kiến thức mà người lớn tuổi đã có không được tận dụng ở các xã hội họ sinh sống.
“Chúng ta phải chấm dứt việc quản lý kém cỏi tình trạng già hóa. Chúng ta phải nhận thức được rằng con người sẽ bước vào tuổi già. Qua việc cách mạng hóa phương pháp tiếp xúc và đầu tư vào con người khi họ già, chúng ta có thể xây dựng nên những xã hội mạnh mẽ hơn và lành mạnh hơn” - ông Richard Blewitt, Giám đốc điều hành Tổ chức HelpAge International - đơn vị tham gia công trình nghiên cứu trên, nhấn mạnh.
Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất có số nguời trên 60 tuổi, chiếm hon 30% dân số. Ảnh: ALAMY
Theo báo The Telegraph, các nhà khoa học nhận định xu hướng lão hóa của dân số đang làm biến đổi các nền kinh tế và các xã hội khắp thế giới. Họ ước tính hiện có khoảng 800 triệu người trên 60 tuổi, chiếm tỉ lệ 1/9 dân số thế giới.
Trong vòng 10 năm nữa, số người cao tuổi này dự kiến sẽ tăng thêm 200 triệu nữa, vượt qua mốc 1 tỉ người. Đến năm 2050, thế giới sẽ có 2 tỉ người trên 60 tuổi. Khi ấy, số người 100 tuổi sẽ lên đến 3,2 triệu (tính đến năm 2011, thế giới mới chỉ có khoảng 316.000 người 100 tuổi).
Những người già không được bảo vệ
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất có số người trên 60 tuổi chiếm hơn 30% dân số. Thế nhưng, đến năm 2050, dự kiến có 64 quốc gia đạt tỉ lệ này, trong đó có cả Anh và Trung Quốc. Bản báo cáo trên có đoạn viết: “Việc nêu mức tăng trưởng dự kiến số người già cần được xem là lời kêu gọi để hành động. Tất cả mọi thế hệ đều được hưởng lợi khi người già được hỗ trợ tốt”.
Ông Blewitt cho rằng nhiều chính phủ trên thế giới, trong đó có những nước phát triển, có khuynh hướng tính toán về chi phí chăm sóc người già hơn là khai thác triệt để những gì có thể làm cho họ.
Bản báo cáo nhấn mạnh: “Việc tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người. Người ta sống lâu hơn nhờ vào dinh dưỡng và vệ sinh được cải thiện, các tiến bộ về y học, chăm sóc y tế, kinh tế”.
Tuy nhiên, bản báo cáo đưa ra cảnh báo rằng tình trạng dân số lão hóa đáng lo ngại nhất là ở các nước đang phát triển, nơi người già không được bảo vệ về mặt pháp lý. Hơn nữa, ở nhiều quốc gia, người già đã phải giữ trẻ khi bùng nổ hiện tượng người trẻ tuổi từ nông thôn kéo về thành thị. Chẳng hạn, ở nông thôn Trung Quốc, ước tính có khoảng 52 triệu trẻ em được ông bà trông giữ.

Việt Nam có hơn 8 triệu người già
Nãm 2011, Việt Nam có 8,1 triệu nguời từ 60 tuổi trở lên và con số này sẽ tăng gấp ðôi vào nãm 2019. Số nguời già ở Việt Nam tăng nhanh hơn bất cứ nhóm dân số nào khác. Cuộc hội thảo nhân ngày Quốc tế Nguời cao tuổi diễn ra ở Hà Nội mới đây cho rằng việc dân số ở Việt Nam già hóa nhanh chóng đang mang lại những thách thức đối với sự phát triển của đất nuớc và nguời cao tuổi cần đuợc hỗ trợ nhiều hơn.  
Ngô Sinh - nld.com.vn