Trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Làng đa thê ở HN

(baodatviet.vn) - Chả mấy ai trong ngôi làng này lấy một vợ, cứ phải là đôi vợ, ba vợ, thậm chí là 10 vợ.

Trong một lần ngồi trò chuyện về ông nhà thơ Nguyễn Đăng Hành 16 vợ giữa thủ đô, một cô bạn giáo viên quê ở làng Vân Côn (xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội) cười toe toét bảo: “Ối giời! Ở làng tôi có tới cả chục cái ông như ông Nguyễn Đăng Hành kia. Ông Hành nổi tiếng là bởi vì ông ấy dám nói sự thực, dám công bố hành động bị người đời cho là xấu xa của mình. Làng tôi chả thiếu những ông dấm dúi lấy cả chục vợ, con cái cứ nói là rải tứ phương. Còn cỡ vài ba vợ thì đếm không xuể…”.
Câu chuyện của chị bạn làm tôi thấy ấn tượng. Thật khó có thể tin nổi, một ngôi làng ở thủ đô, cách Hồ Gươm không xa lắm, lại vẫn còn tập quán hôn nhân đa thê như thời phong kiến.

Nhà thơ 16 vợ Nguyễn Đăng Hành không gây ấn tượng lắm với người Vân Côn.

Xã Vân Côn vốn là vùng sâu, vùng xa của huyện Hoài Đức. Xưa kia đường sá đi lại vất vả lắm. Giờ có con đường cao tốc Thăng Long chạy xuyên qua xã, biến xã thuần nông xa trung tâm này thành ngôi làng với những biệt thự lung linh như trong cổ tích. Đường chạy qua, đất lên giá, những người nông dân vốn nghèo khó, quanh năm vật lộn với mảnh vườn bỗng chốc thành tỷ phú cả.
Một cụ già ngồi ở cổng đình Vân Côn vuốt chòm râu trắng xóa bảo: “Không phải dân Vân Côn này giàu có nên ăn chơi đâu. Nếu vì giàu có, vì bán đất mà ăn chơi, mà vợ nọ con kia, thì cả Hà Nội này đều thế rồi. Người Vân Côn xưa dù nghèo, song biết ăn, biết chơi, biết ngắm nguyệt thưởng hoa lắm”.
Lời cụ già nói đúng là thật. Cụ bảo, ngày xưa, thế hệ các cụ, chả mấy ai trong ngôi làng này lấy một vợ cả, cứ phải là đôi vợ, ba vợ, thậm chí là mười vợ. Các cụ rải vợ khắp huyện, khắp tỉnh.
Người Vân Côn tính lãng tử, hay đi làm ăn xa, đủ các nghề buôn bán thương nghiệp, xây dựng, thợ mộc và đi đến đâu thì họ đặt “văn phòng đại diện” ở đó. Các cụ già xưa đi đâu cưa đổ được bà nào thì rước bà đó về sống và tất nhiên là các cụ trở thành đế vương với “cung tần mỹ nữ” vây quanh, nhưng nay xã hội văn minh, pháp luật quản lý, thì họ không dám công khai. Đấy là không công khai bằng văn bản, giấy tờ, chứ chuyện họ lấy thêm vợ rành rành ai mà chả biết.
Một chị cán bộ Trạm y tế xã Vân Côn cứ cười ngặt nghẽo: “Đúng là đàn ông xã tôi có phong trào lấy vợ bé thật. Tôi kể ra cho anh thì sợ người ta mắng cho, nhưng anh cứ đi thực tế dọc ngôi làng Vân Côn mà dò hỏi xem, ngõ nào, ngách nào cũng có một vài ông năm thê bảy thiếp. Đàn ông Vân Côn dẻo mồm dẻo miệng, đi đến đâu là gái chết rạp đến đấy”.
Chị Đỗ Thị Hiền – Phó Ban dân số Kế hoạch hóa gia đình của xã Vân Côn cứ than vắn thở dài trong căn phòng làm việc xập xệ, lúp xúp sau tòa nhà hoành tráng của UBND xã, khi chúng tôi hỏi chuyện những người đàn ông lập thành tích thi đua lấy vợ bé.
Chị bắt đầu câu chuyện từ cái quan niệm cổ hủ về con trai nối dõi tông đường: “Dân làng tôi bảo thủ lắm, phong kiến lắm. Pháp luật họ còn chả sợ nói gì những lời tuyên truyền của cán bộ dân số. Nói nhà báo thông cảm, đến cán bộ, đảng viên cũng đua nhau sinh con thứ 3 thì còn nói được ai nữa.
Trong làng có anh tên Đỗ Đăng Nhung, 45 tuổi, đã đẻ 6 con gái, chúng tôi đến vận động, anh ta tuyên bố: Tớ cứ phải đẻ được con trai thì thôi, cán bộ muốn phạt thế nào thì phạt. Đến tuyên truyền nhiều quá thì bố con anh ấy đuổi ra mặt. Vừa rồi anh ta đẻ đứa thứ 7 thật, mà lại ra thằng cu. Chuyện anh ta sinh được thằng cu lại khiến phong trào đẻ con trai dậy sóng.
Tôi thống kê ở xã rồi, đa số các cặp vợ chồng đều không coi trọng công tác dân số, họ cứ đẻ đái thoải mái, đẻ đến khi nào ra thằng cu thì thôi, không có cách nào phanh được họ. Nhiều cặp vợ chồng có con gái đi lấy chồng, sinh cháu rồi, thấy cửa nhà trống vắng lại nhiệt tình đẻ tiếp.
Nói nhà báo thông cảm, chứ xã tôi năm nào cũng đạt “thành tích” cao nhất huyện về sinh con thứ 3. Năm nào ít thì tỷ lệ là 20%, năm nào nhiều thì tới 29% trường hợp sinh con thứ 3”.
Về chuyện đàn ông “thi đua” lấy vợ bé, chị Hiền bảo: “Đúng là chuyện đó rất phổ biến, nhưng là thế hệ các cụ già thôi”. Tôi hỏi: “Vậy thế hệ trẻ, 30 đến 40 tuổi có lấy vợ bé không?”. Chị Hiền bảo: “Thì họ có đăng ký kết hôn đâu mà khẳng định được. Còn chuyện đàn ông đi cơi nới bên ngoài kiếm thằng cu thì phải công nhận là có”.
Đúng là chẳng có chính quyền nào làm đăng ký kết hôn cho đàn ông lấy nhiều vợ, nên chả có gì làm chứng cứ cả. “Bia đá” thì không có, nhưng “bia miệng” thì rõ rành rành, ai cũng biết, ai cũng kể. Đến cả cán bộ phụ nữ, thậm chí là cộng tác viên dân số, rồi giáo viên cũng vác lễ đi cưới vợ hai cho chồng thì quả là độc đáo, không nơi đâu có.
Quay lại câu chuyện của cô bạn vốn là giáo viên ở xã Vân Côn, nay đã chuyển công tác ra Hà Nội, thì có một điều kỳ lạ, là đàn bà ở xã này có đặc tính cam phận với chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp.
Nhiều chị em đẻ mãi vẫn chỉ ra “vịt giời”, thì một là cưới thêm vợ cho chồng, hai là nhắm mắt làm ngơ cho chồng đi kiếm vợ bé. Hầu hết chị em đều làm ngơ cho vợ đi kiếm vợ hai, vợ ba, nhưng cũng không ít bà công khai vác lễ đi rước vợ về cho chồng. Có bà sống chung với vợ bé của chồng cứ hòa thuận như chị em, có bà không sống chung, nhưng cũng coi con riêng của chồng và vợ bé như con mình, nuôi dưỡng chăm sóc đầy đủ.
Mà các ông chồng ở Vân Côn không chỉ lấy vợ bé để kiếm con trai, mà nếp tẻ đủ đầy rồi vẫn cứ lập “văn phòng đại diện”. Có ông thay vợ như thay áo, có ông “mía ngọt đánh cả cụm”, tức là lấy chị rồi, thấy em vợ “ngon”, lại “bứng” về nốt. Lạ nhất ở chỗ, ông chồng lấy em làm vợ, mà chị em ruột lại chẳng xích mích gì nhau, thậm chí coi con riêng cũng như con chung, là con tất.
Những câu chuyện về hôn nhân đa thê ở làng Vân Côn khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Còn tiếp…

Theo VTC
3CANG dẫn lại
31/01/2012

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

THĂM HỎI SAU TẾT

THĂM HỎI SAU TẾT

 Anh minh hoa: Interrnet.


Một ông sếp hơi “dừ”, hỏi chuyện ăn Tết với một cô nhân viên trẻ, chưa chồng, vừa mới được tuyển dụng trước Tết.

Cô nói, ở quê (Thái Bình) mấy ngày Tết vừa qua, bị uống rượu hơi nhiều. Sếp đoán, uống rượu tốt vậy, chắc với bia còn “kinh” hơn.

Thái Bình nói chuyện hay ghê,
Bia rượu uống hết, chẳng chê tý nào.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

DÊ YÊU CỪU

Cặp đôi "phi tự nhiên" ở vườn thú Vân Nam (Nguồn: AFP)

Nhân viên một vườn thú ở miền tây nam Trung Quốc đã phải lên mạng để xin lời khuyên của mọi người, sau khi một con cừu đực tại vườn thú đã giao phối với một con dê cái và các nhân viên đã không làm thế nào tách rời được cặp đôi “phi tự nhiên” này.
“Phải làm gì khi một con cừu lại đi yêu một con dê,” nhân viên nói trên đã viết trên mạng Weibo. Ngay lập tức, dòng “tweet” của nhân viên vườn thú ở tỉnh Vân Nam đã gây ra một cơn sốt trên mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc, tương tự như Twitter.
Câu chuyện tình lãng mạn nhưng “tréo ngoe” kia cũng đã thu hút sự chú ý của báo giới và kênh truyền hình địa phương đã quay lại đoạn phim ghi cảnh các nhân viên vườn thú tìm cách chia cắt cặp đôi "Ngưu Chúc," song không thành công.
Con cừu nói trên có tên là “Trường mao” đã “tự tích hợp bản thân vào xã hội của loài dê” sau khi được nhốt chung với giống vật kia, tờ Hoàn cầu bình luận.
Còn tờ China Daily thì dẫn lời một nhân viên vườn thú cho biết họ đã quyết định để cặp đôi này tiếp tục “chung sống” với nhau xem sự thể ra sao./.
(AFP/Vietnam+)
3CANG dẫn lại
27/01/2012

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

DUY TRÌ NÒI GIỐNG TRONG VŨ TRỤ

Hé lộ chuyện các phi hành gia duy trì nòi giống trong vũ trụ

(PL&XH) - Được sống trong vũ trụ - Thật tuyệt vời! Nhưng cử hành hôn lễ, qua đêm "động phòng hoa trúc", thậm chí sinh con đẻ cái trên đó lại càng là điều mà người ta mơ tưởng.
9g47 phút (GMT) ngày 2-11-2000, phi thuyền vũ trụ mang tên "Liên minh TM 31" của Nga sau 2 ngày bay đã thực hiện thành công cuộc lắp ghép lịch sử. Ba nhà du hành vũ trụ trên không quốc tế đã sống và làm việc trên vũ trụ dài 117 ngày. Một cuộc sống hoàn toàn khác với hàng tỷ người trên trái đất. Cuộc sống - tình yêu và hạnh phúc trên vũ trụ sẽ như thế nào? Ước mơ của con người sẽ được thực hiện trên vũ trụ trong tương lai không xa sẽ ra sao?
Được sống trong vũ trụ - Thật tuyệt vời! Nhưng cử hành hôn lễ, qua đêm "động phòng hoa trúc", thậm chí sinh con đẻ cái trên đó lại càng là điều mà người ta mơ tưởng. Liệu có thể xuất hiện những kiểu người được sinh ra và lớn lên trong vũ trụ? Hậu duệ của loài người trong vũ trụ có thật "siêu nhân"? Một thời đại như mơ này cũng không còn xa với loài người nữa khi mà càng nhiều trạm vũ trụ mới được xây dựng. Tuy nhiên, các trạm không gian quốc tế vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm và các nhà du hành vũ trụ sống trên các trạm này phải đối mặt với nhiều thử thách, với môi trường sống không dễ dàng gì, thêm vào đó là cuộc sống mất trọng lượng kéo dài, cô đơn, áp lực tâm lý nặng nề... chính là những nguyên nhân của chứng bệnh tâm lý. Vì vậy, các nhà khoa học từ lâu đã ấp ủ giấc mộng thực hiện "Cuộc sống gia đình" trên vũ trụ.

Ái tình trong vũ trụ bao la
Một nhà du hành vũ trụ nữ đã viết như sau: Bạn có thể tưởng tượng một ngày không xa, hôn lễ của bạn sẽ được tổ chức trên không trung, hai người có thể bay ra ngoài trạm không gian. Thời khắc ấy làm thời gian như ngừng lại, sự vĩnh hằng của tình yêu như ngưng tụ trong giây phút. Các hành tinh, vì sao, trái đất chính là nhân chứng cho cuộc tình lãng mạn của các bạn. Chỉ có điều, bộ quần áo du hành mầu sắc đơn điệu và nặng nề đã cản trở những nụ hồn ngọt ngào, nhưng cũng không thể mất đi chất lãng mạn của hôn lễ.
Nhóm các nhà du hành vũ trụ coi là những cư dân đầu tiên của trái đất sống và làm việc ở trạm không gian đã tuyên bố cho sự bắt đầu của một thời đại mới - con người sẽ sống, làm việc dài ngày trên vũ trụ. Đương nhiên nó cũng bao gồm cả chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng, sinh con đẻ cái trên đó. Đây hoàn toàn không phải là chuyện khoa học viễn tưởng. Trong trạng thái không trọng lượng, các nam phi hành gia cho dù muốn bày tỏ sự thân thiết với phái nữ âu yếm, vuốt ve thì các nữ phi hành gia cũng sẽ bị bắn ra xa. Và, chuyện chăn gối là cả một vấn đề không dễ dàng gì.
Các nhà nghiên cứu vũ trụ cho biết, đời sống tình dục của con người trong tình trạng mất trọng lượng hoàn toàn trên trạm không gian sẽ giúp ích rất nhiều cho việc dự tính đời sống tình dục khi con người lên sống trên sao Hỏa hay Mặt trăng sau này. NASA, căn cứ những kết luận rút ra từ việc phân tích các số liệu về sự thay đổi của các bộ phận trong cơ thể con người sau khi vào vũ trụ cho rằng tinh trùng của nam giới trong tình trạng không trọng lượng vẫn có khả năng kết hợp với trứng. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu sau khi tiến hành nghiên cứu đối với các nhà du hành vũ trụ vẫn có khả năng sinh con và tâm, sinh lý của họ đều không ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ sau các chuyến du hành.
Vợ chồng phi hành gia Jan Davis và Mark Lee trên tàu Endeavor năm 1992 - Ảnh: NASA

Quan trọng nhất là sức khỏe
Điều quan trọng nhất là cơ thể của nhà du hành phải đặc biệt tốt. Vì trong khoảnh khắc từ lúc phóng tên lửa đến khi bay vào vũ trụ, sự thay đổi đột ngột của môi trường sẽ làm cho huyết dịch trong cơ thể trào gấp 5 lần. Do đó lên vũ trụ, cơ thể sẽ thấy rất khó chịu. Tình trạng này phải mất tới 3 ngày sau mới khôi phục lại bình thường. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, các nam phi hành gia ở quá lâu trong vũ trụ, khả năng tình dục sẽ suy giảm, còn các nữ phi hành gia có thể sẽ mất khả năng sinh con, vì trong số các nhà nữ du hành vũ trụ Nga thì chỉ có Terescova sau khi về Trái đất là sinh được con. Vì vậy, việc thực hiện quan hệ vợ chồng trong vũ trụ và chất lượng của các thế hệ được sinh ra ở đây sẽ là một khảo nghiệm quan trọng đối với sự sinh tồn lâu dài của con người trên vũ trụ và việc nghiên cứu để nắm rõ hơn những ảnh hưởng của các chuyến phi hành vũ trụ đối với khả năng tình dục, mang thai và sự sinh trưởng của các cơ quan trong cơ thể con người sẽ trở nên vô cùng quan trọng.
Hàng vạn năm nay, nhân loại đều sinh sôi nảy nở trên mặt đất, nhưng con người sẽ không chịu chỉ giới hạn trong "quả cầu" nhỏ như vậy! Những bước khám phá để "di dân lên vũ trụ" đang được tiến hành. Các nhà khoa học cho rằng, bức xạ mạnh trong không gian, hiện tượng siêu tĩnh chân không, môi trường vi trọng lượng... chính là những trở ngại cần được sớm khắc phục để con người có thể lên sống ở vụ trụ, cũng chính là một nguồn tài nguyên tận dụng khai thác. Một điều lo lắng khác của các nhà khoa học là cho dù "đôi cá vàng Nhật Bản" đã sinh nở thành công thế hệ thứ hai trên vũ trụ, nhưng liệu những biến dị kỳ quái trên sinh vật có thể xảy ra với con người? Chất lượng mang thai và sinh nở trong vũ trụ chính là khảo nghiệm lớn để con người có thể sinh tồn lâu dài trên vũ trụ.
Bức xạ vũ trụ sẽ ảnh hưởng thể nào đối với thai nhi? Trong quá trình hình thành bộ não, tư duy của con người trong không gian sẽ có những thay đổi gì? Những câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp! Điều làm cho mọi người lo lắng là trong khoảng không vũ trụ đầy bức xạ, các nhà máy đến nay vẫn chưa thể nghiên cứu chế tạo ra một thiết bị hiệu quả để chống lại những bức xạ này. Do đó, người ta dự đoán là nhân loại sau khi định cư tại một môi trường khắc nghiệt là không gian vũ trụ sẽ có khả năng phát triển theo một hình thức mới.
Chữa bệnh trong vũ trụ
Trạm vũ trụ được trang bị cả chục chuyên ngành y học, từ dạ dày, ruột đến nha khoa. Chưa hề có trường hợp nào không thể tiến hành chẩn đoán do thiếu phương tiện. Nếu phi hành gia cần chữa bệnh ở mức độ ngoại trú, có thể tiến hành chữa trị trong thời gian bay trong vũ trụ. Thậm chí nếu đòi hỏi sự can thiệp bằng phẫu thuật, cũng có khả năng để tiến hành việc đó ngay trên quỹ đạo, dưới sự chỉ đạo của các bác sĩ từ trái đất. Hiện các phi hành gia chích thuốc bằng ống tiêm. Thay cho ống chứa dung dịch thuốc để tiêm, các nhà khoa học đã nghĩ ra ống tiêm, mà trong đó thuốc nước không hề có một bọt khí nào. Các phi hành gia hiện ưa dùng các loại thuốc mỡ, cao dán và các loại huyền phù đặc biệt, có đặc tính không bay lung tung trong trạm không gian vũ trụ.
Trong suốt thời gian trong vũ trụ, các phi hành gia phải đối mặt với tình trạng không trọng lượng, chính vì nó máu bị phân bố lại trong cơ thể. Do đó, các loại thuốc nhằm nâng cao khả năng làm việc, thuốc làm ổn định quá trình trao đổi canxi, các phi hành gia phải sử dụng chi tiết đặc biệt đeo ở chân, chúng có tác dụng kéo dài thời gian máu chảy lên não. Ngoài ra, tình trạng không trọng lượng gây ra những thay đổi thích nghi ở các phi hành gia hoàn toàn khỏe mạnh: thành phần điện phân nước  trong máu bị thay đổi, lượng canxi trong xương bị suy giảm, rối loạn vận động xuất hiện, mô cơ bị teo, trước hết là cơ đảm trách việc duy trì tư thế...
Hy vọng và tương lai
Trong số các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã có ba cặp đã thành vợ chồng, nhưng đáng tiếc là họ đều không thành vợ, thành chồng trên vũ trụ, cũng không đồng thời cùng bay trên một chuyến phi hành. NASA tin rằng, trong số đội ngũ những nhà du hành vũ trụ từ nay về sau, chắc chắn sẽ có những cặp vợ chồng ngay trên vũ trụ. Do vậy, trên trạm vũ trụ chở người dài hạn sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai, họ đã thiết kế những phòng riêng dành cho những cặp vợ chồng các nhà du hành vũ trụ.
Những nghiên cứu về khả năng thụ thai và sinh con trên vũ trụ vẫn đang được tiến hành, nhưng cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp vũ trụ, các nhà khoa học tin rằng, cuộc sống tương lai của con người lâu dài trên vũ trụ sẽ là sự phát triển tất yếu. Đương nhiên, tình yêu, hôn nhân và "Cuộc sống gia đình" trên vũ trụ sẽ là cuốc ống tương lai không xa đối với loài người chúng ta.
Trí Hải
(Theo "The World Magazine")
Đọc xong bài này tôi có cảm hứng về công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, về tương lai gần, tương lai xa của loài người.

BAY, CÙNG BAY
Chim và bướm,
bay,
cùng bay.
Không gian hẹp,
lửng lơ,
thế mới hay.
Ước mơ sinh
bé,
tàu bay.
Ôi thật đẹp,
nòi giống,
nở mặt mày.
Nhưng nếu không…,
không…
ấy được.
Biết đâu đấy,
khỏi cược,
làm sao đây?
Trời cao xanh,
trời
có thấu?
Nếu không được,
chán,
hết đấu.
Xuống đất thôi,
mệt,
mà vui.
Khi nào được,
tiếp vui,
bay và bay.
Nhè nhẹ bay.
bay,
thật hay.
Xoay cùng xoay,
loay hoay,
Ôi, thật hay.
3CANG
02/01/2012


3CANG dẫn lại và cảm tác
22/01/2012

Ăn vặt và trọng lượng

(TNO)- Ăn vặt cũng có thể trợ giúp quá trình giảm cân, miễn chọn đúng thực phẩm và ăn đúng liều lượng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người nào thích ăn hạt các loại thường có thân hình gọn gàng hơn những người không ăn. Nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) cũng khẳng định rằng hạt là thực phẩm số 1 giúp giảm cân. Đặc biệt, quả hồ trăn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Gần 50 hạt chỉ chứa 157 calorie. Việc lựa chọn một loại hạt mà bạn phải mất thời gian tách vỏ lại càng lý tưởng hơn, vì nó giúp người ăn khống chế được lượng thực phẩm hấp thu (dựa trên số lượng vỏ bị bỏ lại sau khi ăn, khiến người ta ngại ngần khi muốn ăn thêm). Một cuộc nghiên cứu khác do Đại học miền Đông Illinois thực hiện cho thấy những người ăn quả hồ trăn chưa lột vỏ hấp thu lượng calorie thấp hơn đến 41% so với nhóm người ăn quả đã được bóc vỏ.
Nếu muốn ăn đồ ngọt thì cứ việc tự nhiên. Nhấm nháp một ít tráng miệng ưa thích cũng không ảnh hưởng xấu đến chế độ ăn kiêng của bạn, theo nghiên cứu trên chuyên san Journal of the American Dietetic Association. Cần lưu ý là chỉ nên hấp thu khoảng 150 calorie đồ ngọt trong ngày, tương đương với 2 góc chocolate đen.
Phi Yến
3CANG sưu tầm
22/01/2012

CHÙM CƯỜI NGA 2

Vova và những tình huống cười vỡ bụng

Truyện cười Vova của nước Nga có nét gì đó như “Trạng Quỳnh hiện đại”, tức là đọc xong liên tưởng nhưng khó bắt bẻ được nhân vật lẫn tác giả. Có khá nhiều ý kiến xung quanh thể loại lại, không biết ý kiến của bạn như thế nào?

Liên tưởng bậy bạ
Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:
- Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?
Vova giơ tay:
- Thưa cô vì nó bị con cá voi “đè lên”!
Cô giáo không kiềm chế nổi:
- Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp.
Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?
Vova đã ra tới cửa còn quay lại nói cố:
- Thưa cô, vì con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.
*
* *
Cái mông
Giờ học đầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính.
- Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó.
Vova buộc miệng nói với bạn bên cạnh:
- Còn theo tớ, đó là cái mông!
Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học:
- Thưa đồng chí hiệu trưởng, Vova là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học...
Thầy hiệu trưởng nhìn lên bảng:
- Hỗn láo, hỗn láo quá! Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này?!!  
*
* *
Vova thi hoc kỳ
Đây là kỳ thi vấn đáp, thầy giáo hỏi:
- Thế cậu có biết trong phòng này có mấy cái đèn không?
Vova nhìn lên trần nhà và đếm:
- Thưa thầy có 4 cái ạ!!!
- Sai rồi, có 5 cái.
Rồi thầy rút trong túi quần ra một cái bóng đèn.
Kỳ thi sau, Vova lai vẫn gặp ông thầy nọ.
- Vẫn câu hỏi trước đấy cậu thử trả lời xem nào!!!
Vova thản nhiên đáp:
- 5 cái ạ!!!
- Cậu lại sai rồi, lần này tôi không mang theo cái bóng đèn nào!!!
- Nhưng em có mang theo, thưa thầy!!!
Vova rút trong túi quần ra 1 cái bóng đèn!!!  
*
* *
Vova tập vẽ
Bố của trò Vova bị cô giáo mời đến gặp. Khắp mình ông dán đầy bông băng, ông mặc váy vừa lê bước vào đã nghe cô kể tội con mình:
- Bác xem này! Em Vova vẽ con ruồi lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập một nhát, chảy cả máu tay.
- Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn cái của tôi xem, đây là hậu quả của việc nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh đấy!
- Úi chao!  
*
* *
Cùng Natasa
Vova thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm, Vova lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết: "Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ".
Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vova vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: "Không mở được cửa sổ”!!!  
*
* *
Bệnh nhân của bố
Bố của Vova là một bác sĩ. Một hôm đang chơi đùa cùng Natasa ở nhà. Bất thình lình, Natasa mở một cánh cửa tủ và hét lên sợ hãi khi nhìn thấy một bộ xương người.
- Không việc gì cả - Vova nói - Bố tớ cất ở đây lâu rồi.
- Thật không? Tại sao?
- Tớ không rõ... Có thể đấy là bệnh nhân đầu tiên của bố tớ.  
*
* *
Sổ liên lạc
Vova phàn nàn với bạn ngồi cùng bàn:
- Hôm qua tao bị ông già tẩn 2 lần.
- Vì sao vậy?
- Lần thứ nhất tao cho ông già xem sổ liên lạc, trong đó toàn điểm xấu và những dòng của giáo viên về những tội nghịch ngợm. Còn lần thứ hai là khi ông già nhận ra đó là quyển sổ liên lạc cũ của ông ấy.  
*
* *
Chóng lớn
Vova vào phòng bố mẹ và không gõ cửa, và bắt gặp bố mẹ đang yêu nhau.
- Bố mẹ làm gì thế? - Nó hỏi.
- À - bà mẹ trả lời sau giây phút bối rối - Mẹ đang ngồi lên bụng bố để cho bụng bố nhỏ bớt đi.
- Vô ích - thằng bé lắc đầu - ngày mai cô hàng xóm lại sang thổi cho nó to lên thôi,
- ?!!  
*
* *
Đi tham quan công trường
Vừa tới nơi thì xảy ra tai nạn: một công nhân rơi từ tầng 4 ngôi nhà mới xây xuống đất. Sau buổi tham quan cô giáo tập trung học sinh lại để rút ra bài học từ trường hợp trên:
- Theo các em, vì sao chú công nhân bị ngã?
Masa giơ tay:
- Thưa cô vì chú công í không tuân thủ quy tắc an toàn lao động ạ.
- Rất có thể như vậy, ai có ý kiến khác nào?
Kôlia:
- Thưa cô có thể chú ấy bị cảm.
- Cũng không loại trừ khả năng này. Thế còn Vova, em nghĩ sao?
- Chú ấy ngã vì quát em!
- Thế là thế nào?
- Chú ấy bảo: thằng ôn kia, đừng có rung thang nữa!  
*
* *
Khoe chú
Natasha, Antô và Vova ngồi nói chuyện.
- Chú tớ là thầy giáo nên ai gặp cũng phải gọi "thầy ơi".
- Chú tớ còn giỏi hơn, chú tớ làm cha sứ, ai gặp cũng phải gọi "cha ơi".
- Kém xa chú tớ, ai gặp chú tớ từ xa cũng phải thốt lên "chúa ơi"! - Chú cậu làm nghề gì?
- Chú tớ là... “đầu gấu thôn”!!!
Hipteen Sinja (24H.COM.VN)
3CANG sưu tầm
22/01/2012

UỐNG BIA NHIỀU GHÊ

Việt Nam thuộc nhóm nước tiêu thụ bia nhiều nhất

(tuoitre.vn) - Bộ phận điều tra nghiên cứu của Kirin Holdings - công ty bia lớn và nổi tiếng tại Nhật Bản, vừa đưa thống kê giật mình: Việt Nam nằm trong tốp đầu các nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới.

Ảnh minh họa - Internet
Theo đó, số liệu thống kê mới nhất là trên thế giới có tới 182,69 tỉ lít đã được tiêu thụ trong năm qua.
Lượng tiêu thụ bia năm nay đã tăng 2,4 % so với năm ngoái và đánh dấu một kỷ lục mới trong 25 năm liên tiếp. Con số ngày cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.
Báo cáo cũng chỉ ra lượng bia được tiêu thụ ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương thấp hơn so với năm ngoái, chủ yếu là do ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các châu lục này.
Tuy nhiên sự sụt giảm này cũng được bù đắp đáng kể bằng lượng tiêu thụ gia tăng ở các nước châu Á, châu Mỹ Latinh, châu Phi và khu vực Trung Đông.
Châu Á có tổng lượng tiêu thụ bia lên tới 61,41 tỉ lít, tăng tới 5,3% so với năm ngoái, giữ vững vị trí là châu lục tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới trong năm 2011. Lượng tiêu thụ của châu lục này chiếm 33,6% lượng tiêu thụ bia toàn cầu, tiếp sau là châu Âu với 27,7% và châu Mỹ La-tinh là 16,2%.
Đứng thứ 4 trong danh sách là các nước ở khu vực Bắc Mỹ chiếm 14,5% tổng số và châu Phi đứng thứ 5 với 6,1%.
Các nước khu vực Trung Đông đứng thứ 6 danh sách khi lượng tiêu thụ ở các quốc gia này chỉ chiếm 1,9% tổng số bia được tiêu thụ trên thế giới.
Nếu tính theo từng quốc gia riêng lẻ, Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều bia nhất trong tám năm liên tiếp. Người Trung Hoa tiêu thụ 44,68 tỉ lít rượu, bia trong năm, tăng 5,9% so với năm ngoái. Điều này phản ánh một năm phát triển kinh tế dồi dào của Trung Quốc và sự gia tăng tầng lớp trung lưu ở quốc gia này.
Đứng thứ 2 là nước Mỹ với lượng tiêu thụ là 24,14 tỉ lít, giảm 1,4% so với năm 2010.
Nhật Bản đứng thứ 7 trong danh sách chỉ với 5,81 tỉ lít, giảm 2,8% so với năm ngoái, được cho là do sự ảnh hưởng của sự lão hóa dân số và sự đa dạng hóa trong khẩu vị của khách hàng, công ty Kirin nhận định.
Năm 2010, Nhật Bản đã từng dẫn đầu danh sách lượng tiêu thụ bia trên đầu người ở châu Á với mỗi người Nhật tiêu thụ trung bình 45,4 lít bia. Mặc dù vậy, con số này cũng chỉ đưa Nhật Bản đứng ở vị trí 38 trong bảng xếp hạng lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người toàn cầu.
Trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách, lượng tiêu thụ tăng đáng kể nhất là ở các nước Nigeria (tăng 17,2%), Ấn Độ (tăng 17%), Brazil (tăng 16%) và Việt Nam với mức tăng 15%.
Theo Vietnam+
3CANG dẫn lại
22/01/2012

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

MEO NĂM MÈO CHƯA HẾT

(baodatviet) - Mới đây, trang Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đã đăng tải bài viết và loạt ảnh thú vị về đặc sản thịt chuột nổi tiếng của làng cổ Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Việt Nam.
Nức tiếng khắp vùng bởi món đặc sản thịt chuột, vùng đất cổ Canh Nậu, một miền quê ngoại thành Hà Nội tự bao đời đã trở thành đề tài khai thác của báo chí trong nước. Nghề săn chuột, thứ nghề vừa bảo vệ mùa màng, vừa là nguồn kiếm cơm chính của nhiều hộ gia đình tại Canh Nậu khiến ngôi làng mang cái tên dân giã: “làng săn chuột”. Nếu trở về vùng đất cổ xưa này, quây quần bên mâm cơm đạm bạc của người dân nơi đây, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên bởi không đâu, thịt chuột lại trở thành món nhâm nhi khoái khẩu và xuất hiện thường xuyên trong các bữa nhậu.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Mới sáng đầu năm

Vừa sang năm mới, cả xóm còn đang mơ màng thì vợ chồng nhà ấy lại... cựa quậy.


Sáng đầu năm của vợ chồng nhà "vè"

Ve vẻ vè ve
Nghe vè năm mới
Lòng vui phơi phới
Sáng sớm vươn vai
Ngáp một hơi dài
Vùi đầu ngủ tiếp
Vợ quay vào liếp
Nhếch mép thở dài:
"Chồng người đẹp trai
Đảm đang, tháo vát
Chồng tôi to xác
Hết ngủ lại ăn
Vợ người được nằm
Còn tôi chống đẩy"
"Ơ này, hay nhẩy
Năm mới năm me
Nói xấu chồng nghe
Cả năm... đen đủi.
Năm nay được tuổi
Thích đĩ hay cu?"
"Sáng sớm ngày ra
Tính chi chuyện ấy
Dòng đời đưa đẩy
Miễn có là nuôi
Thời buổi nào rồi
Còn cu với đĩ?"
"Mình phải tính kỹ
Một quả một cành

Chẳng tính cho nhanh
Nhỡ đâu... hạt lép"
"Hỏi thăm qua quýt
Chắc - lép với ai?

Á à, mau khai
Tính gì bước tiếp?
Nếu mà hạt lép
Lai giống
ở đâu?
Khôn hồn khai mau
Kẻo bà... vặt quả"
"Cũng là người cả
Ai chẳng giống nòi.
À... không... ý tôi
Mình tìm cách khác
Như là ghép mắt
Thí nghiệm cấy gen
..."
"Nếu vẫn không nên?"
"Chiết cành trồng lại
Bằng mọi cách phải
Giữ lại nguồn gen"
"Vừa phải thôi nghen
Sức người có hạn
Thân tôi xơ xác
Ông chẳng bận tâm
Chỉ thấy chăm chăm
Giữ nguồn gen quý
Quý gì giống í
Lười nhác, bê tha..."
"Thế tóm lại bà
Có cho cấy giống?"
"Nhưng đừng hy vọng
Thêm trái thêm bông
Nhụy
rữa vì chồng
Đời tôi khổ thế!"
...
Cửa phòng he hé
Quả ghé mắt cười:
"Tin vui, cành ơi
Vợ con 2 vạch"
Vợ cười khanh khách:
"Rõ thật là ông
Lo bò trắng răng
Làm tôi... mệt quá!"
Đầu năm trúng quả
Có cháu, "có" bà
Giật mình nhớ ra
Già rồi sao đẻ?!!
Hương Pha (24H.COM.VN)
Đăng 01/01/2012
3CANG dẫn lại
14/01/2012

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

MÔ ĐẤT BIẾT ĐI

Chuyện Bác Ba Phi:

TTC - Đang mùa phát đất mà nước đầy ắp cánh đồng. Cái năm gì thiệt là kỳ cục!
Nước sông Đốc màu ngà ngà dâng lên, nước U Minh đen cuộn tràn xuống. Gió Nam thổi hù hù. Trên ruộng mà sóng bủa ba đào. Chuột bọ, rắn rít hết chỗ dựa, trôi tấp vào các ngọn cây, đeo có đùm. Nước U Minh đỏ thẫm như nước trà, chảy ngập tới đâu thì cây cỏ èo ọp tới đó. Lợi dụng lúc này phát đất là tốt nhất.
Bữa đó, tui vác phảng ra đồng như thường lệ. Nghĩa là nghe cúm cúm kêu chừng hết canh tư, thì tui đã có mặt ngoài ruộng. Đồng nước ngập mênh mông, lạnh run lên, không tìm được một mô đất mà để viên đá mài phảng. Tui lội vòng vo cho tới hừng đông, may thay gặp được một mô đất thật cứng, cao hơn mặt nước độ hai gang tay. Tui rề lại, để viên đá mài lên, ngồi mài phảng. Mài “nước lớn”, tui lại mài “nước ngọt” rồi liếc mép. Xong đâu đó, tui còn mở gói thuốc giồng ra vấn một điếu hút phì phèo.
Đến khi trời sáng rõ mặt, tui trực nhìn lên: Ủa! Ở đâu mà vườn tược rậm rạp, trông lạ quá vậy kìa? Quái lạ! Tại sao lại ở ngay hè nhà mình? Rõ ràng bên tay phải tui là cái chuồng trâu, tay trái chuồng heo, chính giữa có bếp nấu cơm. Bà vợ tui đang lom khom chụm bếp. Thiệt là như một cảnh chiêm bao, tui không tài nào hiểu được. Cuối cùng, tui phải kêu bả. Bả ra, ngẩng lên, vụt la ơi ới:
- Bớ người ta ơi! Làm ơn cứu chồng tui với!
Tui bật cười hỏi:
- Bộ bà điên rồi hả? Bả đứng nhìn tui mà mặt mày tái mét, đưa tay ngoắt:
 - Ông ơi! Ông phóng xuống, chạy lại đây, mau đi!
Tui cười hề hề, thủng thỉnh bịt khăn đầu rìu qua trán, lấy cục đá mài, vác phảng lên vai, bước xuống khỏi mô đất, đi lại bên vợ tui. Bả nắm vai tui, xoay ngược lại:
 - Ông ngó trở lại coi, kìa!
Tui nhìn lại cái mô đất mình mới vừa bước xuống. Úy trời đất, thánh thần, thổ võ ơi!!!... Con rùa! Con rùa vàng lớn quá trời. Té ra tui ngồi mài phảng trên lưng nó hồi hôm tới giờ mà không hay.
Q.D - P.C
3CANG sưu tầm
11/01/2012

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

LUNG LINH ĐÀN ÔNG

Tôi thích motip người vợ như 2 ảnh dưới đây. Ảnh: An Bường


Xin mời đọc bài báo dưới đây:
Thương vợ kín đáo
(vn.nang.yahoo.com) - Là một anh chồng bận rộn, đêm ngày chỉ biết có làm chính, làm thêm, anh Hoàn rất thương vợ vì không có thời gian giúp đỡ việc nhà.
Vợ anh Hoàn kém anh 2 tuổi, có thể tự lo 5-7 mâm cỗ, tự tay trang trí phông cưới cho cậu em, đóng đinh giúp bố chồng treo bằng khen: “30 năm tuổi Đảng”, mua pin khi điều khiển tivi hết pin, thay mới phích cắm của máy sấy tóc. Thậm chí vợ anh Hoàn còn đảm trách việc mua thiết bị, sửa sang lại phòng tắm, giám sát thợ quét vôi và xây thêm tầng nữa cho ngôi nhà... Vất vả là thế nhưng vợ anh Hoàn chưa bao giờ cằn nhằn chồng, bởi anh không có thời gian.
Hàng ngày, anh Hoàn đi làm từ 7h sáng và hiếm khi về nhà trước 8h tối. Ngoài công việc chính là phó giám đốc kinh doanh một sở, anh Hoàn còn sốt sắng lo chuyện làm ăn bên ngoài với mấy người bạn. Thứ bảy, chủ nhật, anh Hoàn cũng mệt nhoài với những chuyến công tác hoặc gặp gỡ đối tác, bàn chuyện làm ăn. Chính vì lẽ đó, mọi việc chăm con nhỏ, săn sóc bố mẹ già rồi đám hiếu, đám hỉ, giỗ chạp, đám đẻ... một tay vợ anh lo hết, trong khi vợ cũng đi làm 8 tiếng mỗi ngày như anh.
Công việc liên miên nên nhiều lúc thương vợ quần quật thức cả đêm bồng bế con khi con ốm (vì hễ mẹ nằm hay ngồi xuống là con quấy khóc ngay) anh Hoàn cũng chỉ biết... để trong lòng. Mỗi khi việc làm thêm ít đi, có chút thời gian rảnh ranh là anh muốn bù đắp cho vợ, cho con. Anh Hoàn chẳng ngại giúp con ngồi bô hay lau đít cho con. Những việc sửa chữa hay thay mới đồ nội thất trong nhà, anh Hoàn cũng nhanh nhẹn làm đỡ vợ. Hôm nào vợ ốm, anh vào mạng internet tìm cách nấu cháo cho vợ ăn (nhưng phải nấu... lén lút kẻo mẹ anh “bắt” được lại bảo cứ để cho mẹ), mặc dù ngày thường anh chẳng bao giờ phải bước chân xuống bếp. Sau đó, anh xoa bóp, đắp khăn mát lên trán vợ, đi mua thuốc cho vợ... Được cái, vợ anh cũng thương và thông cảm cho chồng nên cuộc sống vợ chồng anh Hoàn khá hạnh phúc.
Cũng không có thời gian giúp vợ và rất thương vợ là anh Cừ (Sóc Sơn, Hà Nội). Là bộ đội, đóng quân ở nơi xa, vài ba tháng, anh Cừ mới được về nhà thăm vợ, thăm con một lần. Ban đầu, mỗi lần anh Cừ lên đơn vị trở lại là vợ anh khóc lóc, đòi chồng “ra quân, tìm việc khác” hoặc bảo anh nghĩ cách thuyên chuyển công tác, về thành phố cho gần vợ con... Nỗi lòng vợ, anh Cừ hiểu nhưng công việc của anh thì không thể xoay chuyển như ý vợ được. Thương và muốn bù đắp cho vợ nên mỗi lần được về nhà, anh Cừ đều dành thời gian nấu nướng, dọn dẹp cùng vợ, sửa chữa đồ điện hỏng, đưa con đi mua đồ chơi, sách báo... Anh thường bảo với vợ là: “Anh ít được ở nhà nên cứ được ở nhà là muốn dành hết thời gian cho vợ, con”. Vì thế, dạo gần đây, vợ anh Cừ đã thông cảm cho công việc của chồng, không còn khóc lóc đòi chồng phải chuyển việc mà luôn động viên anh Cừ cố gắng công tác tốt.
Anh Quân (Hà Đông, Hà Nội) có kiểu thương vợ, con đáng yêu là hễ được vợ bảo muốn mua gì, tặng gì (nhân dịp sinh nhật, ngày lễ tình yêu...) là anh gạt tay chối từ. Hôm trước, hai vợ chồng anh Quân đưa nhau về bên ngoại, đi ngang qua một shop thời trang nam, vợ anh kéo áo chồng, bảo: “Chiều về rẽ vào shop kia anh nhé, xem có cái áo len nào, em mua cho anh một cái”. Anh Quân kêu ngay: “Thôi, áo len anh nhiều, em thích thì mua cho hai mẹ con em ấy”. Vợ anh Quân biết thừa, anh chỉ có... 2 cái áo len chứ chẳng có nhiều như anh nói. Dù quần áo chỉ “lèo tèo”, mỗi loại 2-3 chiếc là cùng nhưng vợ bảo mua gì anh Quân cũng chối đây đẩy. Nếu vợ anh tự ý mua quà cho chồng thì bị anh càu nhàu ngay: “Em chỉ phí tiền, sao không để dành tiền mua gì cho hai mẹ con”...
Nhiều người vợ vẫn nghĩ chồng mình khô khan, ích kỷ, vô tâm... nhưng thực ra đàn ông cũng có nhiều cách để bày tỏ tình yêu thương tới vợ, con. Nắm được điểm này và biết trân trọng nó, người vợ sẽ biết cách giữ gìn tổ ấm của mình. Đồng thời, biết khen ngợi, động viên để chồng tiếp tục phát huy ưu điểm này.
Và các comments
Báo chí thường tạo ra tình huống giả định, chị em hãy bình tĩnh, đừng quá… manh động dễ… đau tim
Phu nu viet nam la vay do. Luon hy sinh cho chong cho con
Bình tĩnh mà rung nhé he.he

3CANG
07/01/2012

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

HAI BÀI THƠ

Chiều chủ nhật

Lại một chiều chủ nhật không có anh
Em sợ lắm phút giây buồn lặng lẽ
Em cô đơn trong bóng mình đơn lẻ
Nhớ về anh mí mắt ướt nhạt nhoà.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

PHIM CÔ BÉ BÁN DIÊM

'Cô bé bán diêm' hoàn toàn chinh phục khán giả

(Đất Việt) Khi trailer Cô bé bán diêm được tung ra, không ít người đã trầm trồ vì hoạt hình 3D “made in Vietnam” quá ấn tượng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn khác, về kịch bản, về bối cảnh...
Cho đến khi được chiếu trên VTV4 vào 24/12 vừa qua và sau đó được giới thiệu rộng rãi trên youtube, bộ phim gần như hoàn toàn chinh phục khán giả.
Bản đầy đủ của phim này (dài 6 phút 30 giây), chỉ sau hai ngày đã thu hút một lượng truy cập khổng lồ với hàng ngàn bình luận đầy ủng hộ và tự hào về một sản phẩm “made in Vietnam” không thua gì nước ngoài.
Thực tế, công nghệ hoạt hình 3D của Cô bé bán diêm này không phải là điều quá mới mẻ. Năm 2003, Demo hoạt hình Vovinam với công nghệ 3D dài hơn 5 phút đã được Phamthuynhan Productions giới thiệu với kỹ thuật 3D ấn tượng không kém, so với thời điểm cách đây 8 năm, nhưng để tạo được một phim hoạt hình ngắn đầy bất ngờ như Cô bé bán diêm thì đây có lẽ là lần đầu tiên. Bởi, đây không phải là câu chuyện của công nghệ, mà nó còn là câu chuyện của góc quay, của bối cảnh, của tình tiết... rất điện ảnh. Vẫn là câu chuyện cổ tích gây xúc động mạnh của Andersen mà nhiều người đã nằm lòng, nhưng sự đối lập của những con phố cổ tuyệt đẹp với cái đơn côi của cô bé, ánh mắt của cô bé, sự tiu nghỉu vì đói lạnh của chú chó con, sự tan biến dần dần của người bà khi đốm lửa cuối cùng không còn... hiện lên một cách rất thực, đánh mạnh vào cảm xúc, làm cho bộ phim tuy rất ngắn nhưng vẫn lấy được cảm tình và nước mắt người xem.

Hình ảnh đẹp, nội dung cảm động, âm nhạc hay đã làm cho bộ phim 3D Cô bé bán diêm vô cùng ấn tượng.
Một yếu tố khác mang tính quyết định không kém là nhạc phim đã được nhạc sĩ Dương Khắc Linh hoàn thành quá xuất sắc, đẩy cảm xúc lên cao. Trong “đơn đặt hàng” của mình, đạo diễn Đoàn Trọng Hải đã yêu cầu phải có một phần lời thật du dương, để đưa cô về với thiên đàng. Và ở phần cuối ấy, khi máy quay lia thẳng vào một bụi tuyết bay ngược lên trời, phần du dương đó đã cất lên bằng chính giọng của Lydia Dương Groeneweg – vợ của Dương Khắc Linh.
Không ít người đã bất ngờ khi biết đơn vị sản xuất Cô bé bán diêmlà một cái tên mới toanh: True-D Animation. Những cái tên Hồ Thục Đoan, Lê Thanh Mai... của True-D Animation vốn không xa lạ trong công việc gia công cho các đơn vị nước ngoài về một công đoạn nào đó của kỹ thuật hoạt hình, nhưng đây là sản phẩm hoàn chỉnh đầu tiên của họ. Dự án Cô bé bán diêm, với True-D Animation chỉ là một sự thể nghiệm, để nói lên rằng Việt Nam đủ sức để làm nên một phim hoạt hình 3D tử tế, làm tiền đề cho nhiều kế hoạch tiếp theo. “Điều này không hề dễ dàng, bởi ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đây là dự án phi thương mại, nhưng kinh phí đổ vào đó không hề nhỏ”, đại diện xưởng phim cho biết. Thực tế, nhân lực đảm bảo cho kỹ thuật hoạt hình 3D hiện nay tại Việt Nam không hề thiếu, cái thiếu chăng là một sự đảm bảo về đầu ra, và một dự án đủ để tạo nên niềm tin về đất sống của hoạt hình tại Việt Nam.
Mạnh Dương
3CANG dẫn lại
03/01/2012