Ảnh: RIA Novosti |
Ông Nguyễn Văn Lộc nói tiếp: “Mục tiêu của “Xunhasaba” là quảng bá văn học Việt Nam với thế giới, trong đó có ở Nga. Được biết là văn học Việt Nam hiện được yêu cầu không nhỏ ở Nga, nơi có nhiều sinh viên nghiên cứu tiếng Việt tại các trung tâm Matxcơva, Saint-Peterburg và Vladivostok, nơi vẫn duy trì vị thế cao của ngành Việt Nam học. Ấn bản phẩm văn học của chúng tôi giúp đỡ nghiên cứu Việt Nam, và như vậy cũng có nghĩa là góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước chúng ta”.
Cần phải nói
rằng những ai quan tâm đến Việt Nam và ghé thăm gian trưng bày sách của
“Xunhasaba” sẽ được hài lòng. Tập Bách khoa toàn thư về lịch sử và nền kinh tế
Việt Nam, những cuốn sách in đẹp giới thiệu những danh lãm thắng cảnh của thủ
đô nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, album ảnh có phụ đề tiếng Anh và tiếng Pháp,
các tuyển thơ Việt Nam cổ điển... Nhưng dù vậy vẫn ước thấy nhiều sách của các
tác giả đương đại hơn nữa, - sử gia Matxcơva Aleksei Ryabinin phát biểu cảm
tưởng.
Tiến sĩ khoa
học Aleksei Ryabinin chia xẻ: “Rất đáng tiếc là ở đây không thấy có công trình
của các nhà sử học Việt Nam đương đại. Bởi đối với những người nghiên cứu lịch
sử -Việt Nam học thì điều quan trọng nhất là cập nhật kịp thời ý tưởng và tư
liệu mà các đồng nghiệp Việt Nam công bố. Mặc dù tại gian Triển lãm này rất
nhiều Bách khoa thư, nhưng lại vắng bóng những cuốn nghiên cứu về vấn đề và
thời kỳ lịch sử cụ thể. Các tác phẩm văn học hiện đại cũng ít”.
Các kệ sách
Việt Nam vơi đi rất nhanh. Hầu như chẳng có ai ghé thăm nơi đây mà ra tay
không, - ông Nguyễn Văn Lộc nhận xét.
“Rất phấn khởi
là gian trưng bày của chúng tôi thu hút nhiều người. Không chỉ riêng những
người Việt đang sinh sống ở thủ đô Nga. Có cả các doanh nhân Nga muốn đầu tư
vào nền kinh tế Việt Nam. Dành cho họ, chúng tôi mời chào bộ sach Luật kinh tế
Việt Nam đã dịch sang tiếng Nga. Các chuyên viên Việt Nam học mua sách về lịch
sử và văn hóa của đất nước chúng tôi. Các cựu chiến binh Nga từng tham gia cuộc
kháng chiến chống Mỹ thì thích những cuốn sách kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Sách văn học
Việt Nam xuất hiện tại Matxcơva mỗi năm một lần tại Hội chợ-Triển lãm Quốc tế.
Đáng tiếc là hơn hai chục năm qua độc giả Nga không có cơ hội làm quen với các
bản dịch văn học Việt Nam đương đại. Trở ngại chính là thiếu kinh phí cần thiết
cho việc dịch thuật và xuất bản sách. Tuy nhiên, núi băng cản đường này bắt đầu
bị phá vỡ. Ở Việt Nam, với sự tham gia của Nga đã thành lập Quỹ hỗ trợ quảng bá
văn học Nga và Việt Nam. Trong thời gian gần tới, với cố gắng của Quỹ này, năm
tác phẩm của các nhà văn Việt Nam được chuyển ngữ sang tiếng Nga sẽ đến với
người đọc Nga. Và công việc dịch thuật xuất bản như vậy sẽ còn được tiếp nối.
(vietnamese.ruvr.ru)