Ảnh: Internet.
|
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tiến hành thống kê tuổi thọ dân số kể từ năm 1963. Vào thời điểm này, nước Nhật ghi nhận 153 người sống trên 100 tuổi. Tuy nhiên tới năm 1998, con số này đã tăng lên 10.000 người.
Năm 2011, Sách
Kỷ lục thế giới Guinness đã công nhận cụ Jirouemon Kimura (115 tuổi) sinh sống
tại thành phố Kyoto là người sống thọ nhất tại Nhật Bản và là người đàn ông cao
tuổi nhất trên thế giới. Kỷ lục phụ nữ cao tuổi nhất tại Nhật Bản thuộc về một
cụ bà thọ 114 tuổi.
Trong đó, tỉnh
Kouchi là nơi tập trung số cụ sống bách niên cao nhất tại Nhật Bản khi có tới
78,5 /10.000 người sống tới hơn 100 tuổi, tiếp đó là tỉnh Shimane với 77,8
người và tỉnh Yamaguchi là 67,3 người.
Thủ đô Tokyo –
thành phố đông đúc và tấp nập bậc nhất của Nhật Bản cũng là nơi cư trú của hơn
13.000 người sống trên 100 tuổi. Theo dự báo của giới chuyên gia, vào năm 2100,
tuổi thọ trung bình dân số sẽ là hơn 65 tuổi – tương đương với độ tuổi lao động
từ 15 – 64 thuộc nhóm "dân số lao động" của nước này.
Tuy nhiên, số
người già ngày càng gia tăng đang khiến nguồn tài chính phúc lợi của Nhật Bản
gặp phải không ít khó khăn trong chi phí chăm sóc các cụ già.
Minh Thu - infonet.vn